Ngày nay mọi người thường tìm kiếm cách giảm stress trong công việc, do khối lượng công việc trí óc ngày càng tăng. Đặc biệt là với những người làm văn phòng. Chuyện sắp xếp công việc thiếu khoa học hay áp lực từ doanh số, KPI khiến cho mọi người rơi vào guồng quay công việc một cách quá độ, dẫn đến mất cân bằng tâm lý là nguyên nhân dẫn đến stress trong công việc.
Xem Nhanh
- 1. Triệu chứng căng thẳng stress trong công việc
- 2. Cách giảm stress trong công việc cực nhanh và hiệu quả
- 2.1. Học cách kiểm soát cảm xúc
- 2.2. Tiếp nhận những điều tích cực
- 2.3. Tập thể dục đều đặn
- 2.4. Ngưng sử dụng các chất kích thích
- 2.5. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- 2.6. Thử hít thở sâu
- 2.7. Học cách thiền định
- 2.8. Liệu pháp cười
- 2.9. Tập quản lý thời gian
- 2.10. Tự thưởng cho bản thân
- 2.11. Không ôm đồm việc quá sức
- 2.12. Đặt ra mục tiêu công việc phù hợp
- 2.13. Tránh tiếp xúc với các thông tin tiêu cực
- 2.14. Kết nối với mọi người
- 2.15. Áp dụng giấc ngủ ngắn và ngủ đủ giấc
- 2.16. Học cách chấp nhận bản thân
- 2.17. Giúp đỡ người khác
- 2.18. Viết ra vấn đề gây stress và giải quyết từng vấn đề
- 2.19. Chơi đùa cùng động vật
- 2.20. Tâm sự vấn đề cùng bạn bè, đồng nghiệp
- 2.21. Tránh xa hội “bà tám”
- 3. Stress free là gì? Ý nghĩa của lối sống stress free
- 4. Hút thuốc lá có giảm stress không?
1. Triệu chứng căng thẳng stress trong công việc
Stress trong công việc là các triệu chứng tâm lý lo âu, căng thẳng, chán nản… trong môi trường làm việc như do các vấn đề như số lượng công việc, tiến độ deadline… Căng thẳng stress trong công việc là phản ứng tự nhiên, dù yêu thích công việc, bạn vẫn không thể tránh được stress, nhất là khi đối mặt với các deadline sát nút hoặc nhiệm vụ khó khăn.
Nếu stress trở thành mãn tính, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.
Triệu chứng căng thẳng stress trong công việc thường biểu hiện rất rõ ràng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và khả năng làm việc. Các triệu chứng căng thẳng stress trong công việc gồm có:
- Triệu chứng về sức khỏe
Đau đầu, khó tập trung, và rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu của căng thẳng. Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi, không hài lòng với công việc, và tinh thần giảm sút cũng là điều bạn có thể cảm nhận được.
- Tác động đến tinh thần
Stress công việc cũng có thể gây ra lo âu, tự ti, và cảm giác thất vọng về bản thân. Điều này có thể dẫn đến khả năng mắc sai lầm trong công việc và ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Căng thẳng trong công việc thường đi đôi với tích tụ mỡ ở vùng bụng, một yếu tố rủi ro cho nhiều vấn đề sức khỏe. Nó cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và làm tăng nồng độ glucose trong máu.
- Thái độ và hành vi
Cảm giác lo lắng và không thoải mái khi ở văn phòng, cũng như sự cô lập và thất vọng trong các mối quan hệ cá nhân, có thể là biểu hiện của căng thẳng nghiêm trọng.
2. Cách giảm stress trong công việc cực nhanh và hiệu quả
Những triệu chứng kéo dài sẽ không chỉ giảm hiệu quả trong công việc, mà còn khiến bạn ngày càng trở nên lầm lì, khó giao tiếp và dễ bị trầm cảm nặng hơn. Để ngăn chặn căng thẳng trong công việc, mọi người có thể áp dụng một số cách giảm stress trong công việc như:
2.1. Học cách kiểm soát cảm xúc
Việc kiểm soát cảm xúc là chìa khóa để bạn có thể tự chủ hơn trong mọi tình huống. Mất kiểm soát cảm xúc thường là nguyên nhân chính gây stress và mệt mỏi. Hãy thực hiện các biện pháp kiểm soát cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý là cách giảm stress trong công việc hiệu quả nhất.
2.2. Tiếp nhận những điều tích cực
Hãy tiếp nhận những điều tích cực xảy ra xung quanh bạn. Kết thúc mỗi ngày bằng việc ghi lại ít nhất 3 sự kiện tích cực đã diễn ra trong ngày. Cách giảm stress trong công việc này sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ, tự tin và tích cực hơn trong cuộc sống.
2.3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn là một cách giảm stress trong công việc hiệu quả. Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và thử nghiệm các loại hình như yoga, aerobic, võ thuật, hay cử tạ. Hoạt động thể chất sẽ kích thích sản xuất endorphin, giúp bạn cảm thấy thư giãn và tích cực hơn.
2.4. Ngưng sử dụng các chất kích thích
Mặc dù chất kích dường như có thể giúp xả stress, nhưng thực tế nicotin chỉ làm tăng thêm căng thẳng cho cơ thể. Hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm chứa nicotin không chỉ làm tổn thương sức khỏe mà còn làm trầm trọng hóa các vấn đề đau nhức cơ thể. Từ bỏ thói quen này là cách giảm stress trong công việc và để bảo vệ sức khỏe tinh thần, thể chất của bạn.
2.5. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Thay vào đó, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh để giúp cơ thể xả stress. Việc ăn uống lành mạnh mang đến cho bạn một sức khỏe ổn định, hạn chế những ảnh hưởng từ việc căng thẳng tinh thần.
2.6. Thử hít thở sâu
Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Hít thở không đúng cách có thể gây ra rối loạn trong quá trình trao đổi khí Oxy và khí Carbon Dioxide, dẫn đến mệt mỏi, lo lắng và rối loạn về thể chất cũng như tinh thần. Thực hiện các bài tập hít thở sâu là cách giảm stress trong công việc, giúp cơ thể thư giãn và tạo điều kiện cho não bộ giảm căng thẳng.
2.7. Học cách thiền định
Thiền là cách giảm stress trong công việc rất tốt và tạo ra sự yên bình trong tâm hồn. Thực hiện việc hít thở chậm và sâu trong quá trình thiền có thể làm dịu đi các phản ứng căng thẳng. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể dành 5-10 phút mỗi ngày và dần dần tăng thời gian thiền.
2.8. Liệu pháp cười
Cười không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn giúp tinh thần thư giãn và cải thiện sức khỏe. Liệu pháp cười không phải là cách giảm stress trong công việc, mà còn là cách giúp cơ thể giảm bớt phản ứng căng thẳng. Hãy thư giãn bằng cách tìm kiếm những điều hài hước và tích cực trong cuộc sống.
2.9. Tập quản lý thời gian
Lên lịch trình hàng ngày giúp bạn sử dụng thời gian một cách hiệu quả và có thể dễ dàng quản lý các hoạt động của mình. Ngoài công việc, dành thời gian cho các hoạt động thư giãn và gia đình cũng là một cách giảm stress trong công việc hữu hiệu.
2.10. Tự thưởng cho bản thân
Dành thời gian cho những hoạt động yêu thích và thư giãn để tạo ra cân bằng trong cuộc sống. Đừng quên phản ứng tích cực và tự thưởng cho bản thân sau những cố gắng và thành công.
2.11. Không ôm đồm việc quá sức
Nếu bạn đang gánh quá nhiều trách nhiệm và cảm thấy quá tải, hãy chọn lọc những công việc đảm nhận. Từ chối những nhiệm vụ có thể gây thêm căng thẳng là cách giảm stress trong công việc và bớt áp lực. Để giảm stress tại nơi làm việc, hãy chia sẻ suy nghĩ với đồng nghiệp hoặc cấp trên. Họ có thể không nhận ra tình trạng của bạn và việc nói ra sẽ giúp bạn nhận được sự thấu hiểu và cảm thông. Qua đó, những giải pháp tích cực có thể được thảo luận để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
2.12. Đặt ra mục tiêu công việc phù hợp
Đặt ra những mục tiêu thú vị và thách thức phù hợp với khả năng của bản thân để tăng động lực và giảm căng thẳng. Việc đạt được những mục tiêu này sẽ tạo ra cảm giác tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.
2.13. Tránh tiếp xúc với các thông tin tiêu cực
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây stress như tin tức tiêu cực và hoạt động trên mạng xã hội. Thay vào đó, tìm kiếm những hoạt động tích cực như thư giãn cùng gia đình, tập thể dục, và nghe nhạc.
2.14. Kết nối với mọi người
Việc kết nối với mọi người đóng là cách giảm stress trong công việc rất hữu hiệu. Bằng cách chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm tích cực, người bệnh cảm thấy được ủng hộ và đánh giá. Một số hoạt động như ăn tối cùng gia đình, dành thời gian với bạn bè, hoặc tham gia hoạt động tình nguyện có thể giúp xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực.
2.15. Áp dụng giấc ngủ ngắn và ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Mất ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề, từ tâm trạng không ổn định đến sự mệt mỏi và mất tập trung.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các giấc ngủ ngắn từ 15 – 20 phút khi công việc quá tải hoặc đang mệt mỏi để cơ thể có thêm thời gian nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần.
2.16. Học cách chấp nhận bản thân
Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi và tập trung vào những điều mà bạn có thể kiểm soát là một cách giảm stress trong công việc hiệu quả và tăng cường sức mạnh tinh thần.
2.17. Giúp đỡ người khác
Tham gia các hoạt động cộng đồng, tình nguyện hoặc đơn giản là giúp đỡ bạn bè, người qua đường bằng những việc đơn giản sẽ cách giảm stress trong công việc và giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Điều này sẽ đồng thời tạo ra một cộng đồng hỗ trợ và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.
2.18. Viết ra vấn đề gây stress và giải quyết từng vấn đề
Ghi chép những tình huống gây stress trong công việc giúp bạn nhận biết và hiểu rõ hơn về những yếu tố khiến bạn căng thẳng. Thử ghi lại trong vòng một tuần để quan sát các tình huống, bao gồm con người, địa điểm và sự kiện, cũng như cách phản ứng của bạn về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
2.19. Chơi đùa cùng động vật
Nghiên cứu từ Đại học bang Washington (WSU, Mỹ) đã chỉ ra rằng chỉ cần 10 phút tương tác với thú cưng đã đủ để giảm stress và căng thẳng. Dành thời gian chơi với thú cưng thường xuyên là cách giảm stress trong công việc và hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
2.20. Tâm sự vấn đề cùng bạn bè, đồng nghiệp
Khi cảm thấy căng thẳng, hãy tâm sự hoặc tìm kiếm sự ủng hộ từ người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Tâm sự giúp là cách giảm stress trong công việc bớt áp lực và lo lắng bằng cách chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Người lắng nghe có thể đóng vai trò như một nguồn động viên và cung cấp góc nhìn tích cực cho vấn đề.
2.21. Tránh xa hội “bà tám”
Môi trường làm việc có xung đột có thể tạo ra stress công việc. Để tránh những tình huống không mong muốn, hãy lánh xa những nhóm “xóm bà tám” thích chia sẻ tin tức tiêu cực. Khi một đồng nghiệp thường xuyên mang lại nội dung tiêu cực, hãy tìm cách tránh tiếp xúc hoặc đẩy cuộc trò chuyện sang các chủ đề tích cực, vui vẻ hơn.
3. Stress free là gì? Ý nghĩa của lối sống stress free
Stress free là một thuật ngữ để chỉ trạng thái tinh thần thoải mái, yên bình, không có cảm giác lo âu, không căng thẳng, áp lực… Lối sống Stress free là phương pháp giúp chúng ta cảm thấy thư thái mà không bị căng thẳng, lo lắng dù trong bất kỳ môi trường hoặc tình huống nào bằng việc tránh những vấn đề và suy nghĩ tiêu cực.
Trạng thái “stress-free” được coi là một cách giảm stress trong công việc, duy trì sức khỏe tinh thần và cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Thể thực hiện lối sống này, bạn cần tập làm quen với các phương pháp, bài tập lành mạnh như thiền định, hít thở… Xây dựng các thói quen khóa học từ chế độ ăn uống, tới cách suy nghĩ, làm việc và vận động…
4. Hút thuốc lá có giảm stress không?
Hút thuốc lá có thể giảm stress, hạn chế đi cảm giác lo âu, căng thẳng, mất tập trung và trầm cảm nhờ khả năng kích thích dopamine trong não bộ. Tuy nhiên, việc này chỉ hiệu quả trong một thời gian ngắn.
Đồng thời việc lạm dụng cách giảm stress trong công việc bằng thuốc lá sẽ khiến chúng ta bị nghiện thuốc. Từ đó kéo thêm nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Chúng ta ai cũng có công việc và cuộc sống của riêng mình và việc gặp stress là điều gần như không thể tránh khỏi. Vì vậy, thay vì tiếp tục chìm trong sự tiêu cực, chán nản. Hãy bắt đầu các cách giảm stress trong công việc từ những việc nhỏ nhất để biến chúng thành thói quen của mình. Từ đó suy nghĩ tích cực hơn, xây dựng lối sống stress free lành mạnh và khoa học.