Cúm B có bị lây không? Mặc dù cúm B không phổ biến như cúm A, nhưng vẫn có thể gây ra các biểu hiện nghiêm trọng, khiến nhiều người lo ngại về khả năng lây nhiễm của nó. Cúm B là một loại cúm mùa gây nhiễm trùng đường hô hấp và có thể lây lan nhanh trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Xem Nhanh
Cúm B có bị lây không?
Cúm B có lây và có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ có thể bùng phát thành dịch bệnh. Cúm B lây truyền qua các giọt bắn chứa virus trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, hoặc do trẻ chạm vào các bề mặt chứa mầm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Cúm B ở trẻ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm B gây ra. Thông thường, trẻ bị nhiễm cúm B sẽ tự khỏi bệnh, nhưng virus này cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, và suy đa cơ quan do virus hoặc do bội nhiễm vi khuẩn.
Virus cúm B gồm hai type nguy hiểm là B/Yamagata và B/Victoria, có khả năng lây từ người sang người, không lây từ động vật như cúm A. Các đặc tính di truyền và kháng nguyên của virus cúm B ít thay đổi và thay đổi chậm hơn so với cúm A. Hiểu rõ virus cúm B có bị lây không sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Virus cúm B lây qua những đường nào?
Virus cúm B có bị lây không và lây qua những đường nào đều là những chủ đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là trong cao điểm của mùa dịch. Hai con đường lây nhiễm chính của virus cúm B là:
- Cúm B lây lan từ người sang người qua các giọt bắn chứa virus trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.
- Trẻ em có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào các bề mặt ô nhiễm và sau đó chạm vào miệng, mũi, hoặc mắt.
Thời gian ủ bệnh của cúm B thường từ 1 đến 4 ngày sau khi nhiễm virus. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn.
Những ai dễ lây cúm B nhất?
Bệnh cúm B lây qua đường hô hấp và đặc biệt dễ lây nhiễm ở những người có hệ miễn dịch yếu, gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Sản phụ sau sinh chưa đầy 2 tuần.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Người cao tuổi trên 65 tuổi.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, suy hô hấp.
- Người mắc bệnh nền liên quan đến hệ miễn dịch như: Tan máu bẩm sinh, lupus ban đỏ, HIV.
Cần làm gì khi trẻ bị lây cúm B?
Phần lớn trẻ mắc cúm B sẽ tự hồi phục và được chăm sóc tại nhà. Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh không hiệu quả với virus cúm; chỉ định dùng thuốc kháng virus chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng.
Khi đã hiểu rõ cúm B có bị lây không nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người xung quanh khi đang bùng dịch. Đặc biệt là người già, trẻ em, và những người có sức đề kháng kém, cũng như tránh các nơi tụ tập đông người.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa co thắt phế quản
Những lưu ý khi bị lây virus cúm B
Một số lưu ý khi lây virus cúm B mọi người cần nắm rõ để tránh bệnh phát triển nặng hơn:
- Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh:
Đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có sức đề kháng yếu. Khi bạn đã biết cúm B có bị lây không hãy tránh tụ tập tại những nơi đông người mỗi khi mùa dịch tới. Trong trường hợp cần phải ra ngoài, đeo khẩu trang, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Trong nghỉ nghỉ hạn chế gió:
Nên nằm nghỉ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa và không nên ở những nơi có điều hòa vì có thể làm tăng nghiêm trọng các triệu chứng đường hô hấp.
- Chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Uống nước thường xuyên:
Người bị nhiễm virus cúm nên uống nhiều nước ấm và duy trì uống đủ lượng nước từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày để tránh cơ thể bị mất nước, đặc biệt là khi bị sốt.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học:
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá và giúp giảm cảm như cháo lá tía tô, cháo hành lá. Bổ sung vi chất và vitamin từ các loại hoa quả và rau xanh.
- Không tự ý sử dụng thuốc:
Trong trường hợp sốt cao hơn 38,5°C, uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ:
Việc vệ sinh mũi và súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giảm thiểu khả năng lây lan vi khuẩn và virus.
Xem thêm: Viêm xoang chảy máu mũi là báo hiệu gì? Có nguy hiểm không?
Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức bổ ích và giải đáp được thắc mắc virus cúm b có bị lây không. Đồng thời biết cách phòng tránh bệnh khi đã nắm rõ cúm B lây qua những đường nào.