Cúm a có bị lây không? Thời điểm dễ lây – ai dễ lây cúm A?


Mỗi khi mùa dịch cúm đến, cúm A có bị lây không là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Cúm A là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ở đường hô hấp, có khả năng tấn công vào các tế bào phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim… 

Cúm a có bị lây không?

Cúm A là bệnh truyền nhiễm CÓ LÂY. Theo WHO, cúm A là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở đường hô hấp do các chủng virus phổ biến như cúm A H1N1, cúm A/H3N2, cúm A H5N1, cúm A H7N9 gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua các giọt bắn chứa virus cúm A trong quá trình nói chuyện, ho, hắt hơi, tiếp xúc…

cúm a có bị lây không 1
Giải đáp cúm A có bị lây không?

Trong mùa dịch, virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại trên các bề mặt như bàn, ghế, tay cửa, và tay vịn cầu thang từ 24 đến 48 giờ. Nó cũng có thể sống trong quần áo từ 8 đến 24 giờ và trên tay từ 5 phút.

Đặc biệt, virus cúm A/H1N1 có khả năng tồn tại lâu hơn trong môi trường nước. Ví dụ, virus này có thể sống 4 ngày ở nước 22°C và đến 30 ngày ở nước 0°C, giúp cho sự lây lan mạnh mẽ trong mùa đông. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 800.000 trường hợp mắc cúm, chủ yếu là cúm A (H1N1 và H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata và Victoria).

Việc hiểu rõ được cúm a có bị lây không sẽ giúp chúng ta chuẩn bị các phương pháp phòng tránh bệnh tốt hơn.

Virus cúm A lây qua những đường nào?

cúm a có bị lây không 2
Những đường lây lan chính của virus cúm A

Việc hiểu rõ cúm a có bị lây không và lây qua những đường nào là cách để ngăn ngừa phát tán, bùng dịch thành đại dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, những đường lây nhiễm của virus cúm A bao gồm:

1. Đường hô hấp

Virus cúm A chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Người bệnh có thể lây nhiễm virus qua các giọt bắn chứa virus cúm A trong quá trình giao tiếp, ho, hắt hơi, sổ mũi, và khạc nhổ. Virus có thể tồn tại trong không khí trong khoảng 2 mét và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành, từ đó gây ra bệnh.

2. Tiếp xúc gần

Khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, hoặc khạc nhổ, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng có thể bắn ra ngoài và bám vào các đồ vật xung quanh. Người khỏe mạnh có thể tiếp xúc với những đồ vật này và vô tình đưa tay lên mặt, mũi, miệng, hoặc dụi mắt, tăng nguy cơ nhiễm virus. 

Việc vô tình tiếp xúc và lây nhiễm nguồn bệnh bất ngờ là lý do nhiều người thắc mắc cúm A có bị lây không? Các nghiên cứu cho thấy các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại từ vài giờ đến vài tuần trên các bề mặt khác nhau. Chẳng hạn, virus có thể sống tới 24 giờ trên các bề mặt cứng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, và bề mặt bàn ghế, và lâu hơn nếu dính trên khăn giấy hoặc vải.

Bệnh cúm A dễ lây nhất khi nào?

Virus cúm A thường hoạt động mạnh và lây lan rộng rãi nhất vào các mùa giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang lạnh và khô như mùa đông. Những ngày đầu tiên của bệnh, thường là trong khoảng 3 – 4 ngày, là thời điểm người bệnh thường ho và hắt hơi nhiều, từ đó bắn virus vào không khí và các vật thể xung quanh.

cúm a có bị lây không 3
Bệnh cúm A dễ lây nhất khi người bệnh đang chuẩn bị vào cơn sốt cao

Người lớn mắc cúm A có thể lây nhiễm cho người khác từ khoảng 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng, và có thể tiếp tục lây lan trong vòng 5 đến 7 ngày. Đối với trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn.

Cúm A có bị lây không và dễ lây nhất khi nào là một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của người bệnh.

Những ai dễ lây cúm A nhất?

Cúm A có thể lay cho bất kỳ ai và là virus nguy hiểm đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, sẽ có một số người khi nhiễm cúm A sẽ bị biến chứng nặng và nguy hiểm hơn nhiều người khác do sức đề kháng và thể trạng cơ thể yếu.

cúm a có bị lây không 4
Đối tượng dễ bị lây cúm A thường là những người có sức đề kháng yếu

Nhóm đối tượng dễ lây cúm A nhất là:

1. Trẻ em dưới 6 tuổi

Nhóm trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi là những đối tượng rất dễ nhiễm cúm A và gặp biến chứng nghiêm trọng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Lượng kháng thể từ mẹ đã giảm và trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng cúm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Đồng thời, môi trường trường học, vui chơi thường là môi trường khiến nhiều ba mẹ lo lắng vì không rõ cúm A có bị lây không vì ở đây con sẽ phải tiếp xúc với đông người.

2. Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai thường lo lắng hết sốt cúm A có bị lây không vì họ có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị cúm A tấn công. Nếu không điều trị kịp thời, họ có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, và nguy cơ thai nhi bị dị tật, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

3. Người già trên 65 tuổi

Những người trên 65 tuổi thường bị suy giảm hệ miễn dịch do quá trình lão hóa tự nhiên, khiến họ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Thời điểm giao mùa và chuyển lạnh, hanh khô, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc cúm A.

Nhiều người thường không rõ, người cao tuổi tiếp xúc với cúm A có bị lây không? Nhưng trên thực tế, cúm A vẫn có thể lây cho bất kỳ ai.

4. Những người đang nhiễm bệnh mãn tính

Những người có bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, suy thận, suy gan, COPD,… cũng dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy, ở người có bệnh tim mạch, cúm có thể làm vỡ mảng xơ vữa gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. 

Người mắc COPD hay hen phế quản, nhiễm cúm tăng nguy cơ viêm phổi và tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.

Hết sốt cúm A có bị lây không?

Theo nghiên cứu, người bị cúm A sẽ không thể lây nhiễm sau 24 giờ kể từ khi hết sốt và không dùng thuốc hạ sốt. Người lớn khỏe mạnh có thể truyền virus cho người khác từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và tiếp tục trong khoảng 5-7 ngày sau khi bệnh bắt đầu. Khi hết sốt, khả năng lây nhiễm giảm đáng kể.

cúm a có bị lây không 5
Khi cơn sốt đã qua hẳn từ 24h trở lên, bệnh cúm A sẽ không còn nguy cơ lây lan nữa

Hết sốt cúm A có bị lây không thường được nhiều người thắc mắc vì mọi người thường muốn đi làm ngay sau khi khỏe lại nhưng lại sợ lây nhiễm với nhiều người.

Bị cúm A bao lâu thì không lây cho người khác?

Thông thường, bạn có thể lây nhiễm virus cúm A từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và tiếp tục lây nhiễm trong 5-7 ngày sau khi khởi phát bệnh. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền virus lâu hơn. Người nhiễm virus cúm A sẽ hết lây lan cho người khác đến khi các triệu chứng bệnh hoàn toàn biến mất.

Xem thêm: Bệnh viêm họng là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức bổ ích và giải đáp được thắc mắc virus cúm A có bị lây không. Đồng thời biết được cúm A lây qua những đường nào để từ đó biết cách phòng tránh bệnh sớm.


zalo imgBack To Top