Sâu kẽ răng cửa là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục


Sâu kẽ răng cửa là tình trạng thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo. sâu kẽ răng cửa làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống mỗi người như gây mất thẩm mỹ, ê buốt răng và ảnh hưởng tới khả năng ăn uống. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm, sâu kẽ răng có thể phát triển thành sâu tủy răng, làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng và nướu răng.

Tìm hiểu sâu kẽ răng cửa là gì?

Sâu kẽ răng cửa là tình trạng xuất hiện các lỗ sâu, vết ố tại vùng tiếp xúc giữa 2 răng cửa cạnh nhau. Đây là khu vực thường xuất hiện các cặn bám thức ăn nhưng lại rất khó để có thể vệ sinh sạch sẽ. Lâu dần, các mảng này sẽ xuất hiện vi khuẩn và chuyển đổi thành axit tấn công men răng và tạo thành các vết ố vàng đen.

Cấu trúc của răng thông thường gồm ba lớp: men, ngà và mô tủy. Sâu răng tiến triển từ ngoài vào trong, bắt đầu ở lớp men với các vết trắng không ảnh hưởng nhiều. Do khó phát hiện, nhiều nếu không can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến lỗ sâu vào lớp ngà, gây khuyết lớn, vỡ nứt, tổn thương răng và mất răng.

sâu kẽ răng cửa 2
Tìm hiểu về tình trạng sâu kẽ răng cửa

Sâu răng, đặc biệt là sâu kẽ răng cửa, không thể phục hồi. Khi răng mất cấu trúc, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ nha khoa sớm để ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng cửa là gì?

Vì sâu kẽ răng cửa rất khó điều trị và gần như không thể khắc phục nếu vết sâu phát triển mạnh. Nên mọi người cần chú ý đến răng cửa thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng sâu răng. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu kẽ răng bao gồm:

1. Xuất hiện các đốm nâu, đen ở răng

sâu kẽ răng cửa 1
Các vệt vàng, đốm đen tại khe, kẽ răng là dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng cửa

Các vết đen không xuất hiện trên bề mặt mà thường xảy ra giữa hai răng liền kề. Vết sâu sẫm màu này dần tạo nên khoảng trống giữa hai răng, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, đặc biệt là vùng kẽ răng cửa.

2. Thường xuyên bị ê buốt nhức răng

sâu kẽ răng cửa 3
Đau nhắc, ê buốt răng là dấu hiệu rõ ràng của sâu răng

Bạn sẽ cảm thấy ê nhức ở vùng răng bị sâu, cơn ê buốt càng rõ ràng khi ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc chứa nhiều acid. Tình trạng này cũng xảy ra khi vệ sinh răng miệng.

3. Miệng thường xuyên có mùi hôi

sâu kẽ răng cửa 4
Sâu răng thường kéo theo mùi hôi khó chịu do các axit tác động lên răng

Vi khuẩn tại vết Sâu kẽ răng cửa phát triển mạnh cùng mảng bám, sản sinh khí có mùi khó chịu. Nếu sâu đến tủy răng, dịch mủ chảy ra tạo mùi rất nặng. Ở các răng hàm, thức ăn dễ mắc và ít được vệ sinh kỹ, tạo mùi hôi thối nặng, khiến bạn tự ti trong giao tiếp.

4. Chảy máu hoặc sưng nướu răng

sâu kẽ răng cửa 5
Khi sâu răng ăn sâu, chân răng và nướu trở nên dễ bị tổn thương và chảy máu hơn

Khi sâu kẽ răng cửa đã diễn biến nặng và xuất hiện biến chứng, vi khuẩn tấn công vùng nướu, khiến nướu nhạy cảm, kích thích sưng viêm và chảy máu. Điều này gây đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống và chất lượng giấc ngủ.

Lý do bị sâu kẽ răng cửa

Nguyên nhân gây sâu kẽ răng cửa chủ yếu do vi khuẩn trong mảng bám chuyển đổi đường từ thức ăn thành axit. Axit này, nếu tích tụ theo thời gian, có thể gây tổn hại cho răng. Vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố then chốt để ngăn ngừa sâu răng.

sâu kẽ răng cửa 6
Vệ sinh răng miệng không đúng cách và qua loa là lýnhân chính dẫn đến sâu tại kẽ răng

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu kẽ răng cửa, nhưng một số người dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố sau:

  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm hoặc đồ uống có đường hoặc axit
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, như không chải răng hoặc không dùng chỉ nha khoa hàng ngày
  • Thiếu florua
  • Khô miệng
  • Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ
  • Bệnh trào ngược axit, gây mòn men răng.

Sâu kẽ răng cửa có nguy hiểm không?

Sâu kẽ răng cửa là bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Cấu trúc răng gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là men, tiếp theo là ngà và trong cùng là mô tủy. Quá trình sâu răng bắt đầu từ bên ngoài và tiến vào bên trong. Khi sâu lớp men, thường chỉ xuất hiện đốm trắng, ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng. 

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lỗ sâu sẽ lan vào lớp ngà, tạo thành các lỗ hổng lớn, gây sâu tủy răng. Hậu quả có thể dẫn đến viêm mô tế bào và mất răng vĩnh viễn.

sâu kẽ răng cửa 7
Sâu kẽ răng cửa có thể chuyển biến nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách

Cách khắc phục sâu kẽ răng cửa tại nhà

Nếu bạn phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu kẽ răng cửa, có thể áp các cách khắc phục sâu kẽ răng cửa tại nhà như:

1. Dùng lá trầu không

Lá trầu không chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, sát khuẩn và giảm đau nhức răng hiệu quả.

sâu kẽ răng cửa 9
Là trầu không là một trong những phương thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của răng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít lá trầu không, nghệ vàng, và búp bàng, rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với khoảng 20ml rượu trắng.
  • Cách thủy hỗn hợp này và để nguội. Dùng hỗn hợp để súc miệng hoặc thấm bông rồi chấm lên vùng kẽ răng bị sâu.
  • Súc miệng lại với nước sạch.

2. Dùng hoa dầu dừa hoặc dầu mè

sâu kẽ răng cửa 10
Dầu dừa có thể giúp răng trắng sáng và chắc khỏe hơn

Phương pháp “oil pulling” (súc miệng bằng dầu) có thể giúp giảm vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

Súc miệng 1 ngụm nhỏ với dầu dừa hoặc dầu mè trong khoảng 10-15 phút rồi nhổ ra. Sau đó súc miệng lại bằng nước lọc học nước muối sinh lý.

3. Dùng lá bàng non

sâu kẽ răng cửa 11
Lá bàng non giúp răng miệng chống viêm nhiễm rất hiệu quả

Lá bàng có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, thường được dùng trong điều trị các bệnh lý răng miệng, bao gồm cả sâu kẽ răng cửa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 7–10 lá bàng non, rửa sạch và đun với muối nước.
  • Sử dụng hỗn hợp nước lá bàng cô đặc để súc miệng vào buổi tối nhằm làm dịu cơn đau do sâu răng.

4. Dùng muối và nước ấm

Hòa tan một thìa muối trong một cốc nước ấm và súc miệng vài lần mỗi ngày sẽ giúp chúng ta giảm vi khuẩn và viêm nhiễm ở sâu kẽ răng cửa hiệu quả.

5. Dùng nước súc miệng

Thành phần của nước súc miệng có chứa fluoride và một số chất kháng khuẩn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, giảm vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn trong miệng.

Trám sâu kẽ răng cửa bao nhiêu tiền?

Trám sâu kẽ răng cửa ở Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có giá từ 150.000đ – 400.000đ/ răng. Mức giá thành thay đổi tùy thuộc vào tình trạng răng và vật liệu để trám sâu kẽ răng.

Để răng trám được bền đẹp, tránh hiện tượng bong tróc, nứt vỡ miếng trám, bạn nên tìm những cơ sở nha khoa uy tín, có thiết bị hiện đại, nha sĩ tay nghề cao. 

Xem thêm: Vitamin giúp con tăng cân mà bạn ước gì biết sớm hơn

Sâu kẽ răng cửa sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn nếu không được điều trị sớm. Răng miệng là một trong những bộ quan rất quan trọng của con người, vì vậy hãy quan tâm chăm sóc răng miệng của bản thân thường xuyên. Từ đó sẽ tránh được tình trạng sâu kẽ răng cửa.


zalo imgBack To Top