Nhận biết 7 triệu chứng hội chứng ruột kích thích điển hình


Triệu chứng hội chứng ruột kích thích xuất hiện kèm theo những cơn co thắt vùng bụng, gây cảm giác đau đớn và khó chịu kéo dài cho bệnh nhân. Hội chứng này là một tình trạng phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, các triệu chứng hội chứng ruột kích thích thường chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. 

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là đau bụng tái phát, liên quan đến việc đại tiện và thay đổi thói quen đi tiêu, cũng như tính chất của phân. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây bất tiện trong ăn uống và suy giảm sức khỏe.

triệu chứng hội chứng ruột kích thích 1
Tìm hiểu về các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Thông thường những người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ gặp 3 triệu chứng chính là đau bụng, táo bón và tiêu chảy. 

  • Cảm giác đau bụng không có vị trí nhất định, thường dọc khung đại tràng, nhiều hơn sau ăn hoặc khi ăn thức ăn lạ. Đau mơ hồ, không liên tục, gồm cơn đau quặn hoặc âm ỉ, giảm sau đi tiêu. Cơn đau tái phát ít nhất 1 lần/tuần trong 3 tháng. 
  • Táo bón ít hơn 3 lần/tuần, tiêu chảy nhiều hơn 3 lần/ngày, phân thay đổi từ cục, đặc đến nhầy mềm, lỏng nước. Nếu phân có máu, cần nghĩ đến bệnh lý thực thể đường ruột.

Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích sẽ có nhiều mức độ khác nhau, mỗi mức độ sẽ có những biểu hiện như:

1. Triệu chứng lâm sàng

Thông thường những triệu chứng hội chứng ruột kích thích lâm sàng sẽ bao gồm:

  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Chuột rút.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Thường đau mỏi cơ.
  • Giấc ngủ chập chờn, rối loạn.
  • Cảm giác đi đại tiện không hết phân.
  • Trung tiện nhiều.
Tìm hiểu về các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích điển hình

2. Triệu chứng báo động

Khi hội chứng ruột kích thích đã mãn tính, thông thường người bệnh sẽ gặp các triệu chứng báo động như:

  • Thường xuất hiện triệu chứng sau tuổi 50.
  • Đi đại tiện có máu.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Sờ thấy khối u ở bụng hoặc trực tràng.
  • Hay bị đau đại tràng hoặc tiêu chảy về đêm.
  • Thiếu máu.
  • Sốt bất thường.
  • Báng bụng.

Người bệnh cần chú ý rằng triệu chứng có thể tái phát không đều đặn và thường trở nên nặng hơn khi căng thẳng kéo dài hoặc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo chất lượng, gây dị ứng.

Hội chứng ruột kích thích kéo dài bao lâu?

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa gây ra cảm giác đau bụng và ảnh hưởng tới thói quen đại tiện với mức độ và tần suất triệu chứng có thể thay đổi từ 1 đến 3 lần mỗi tuần, kéo dài từ 2 – 3 tháng.

Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích điển hình
Thời gian kéo dài của hội chứng ruột kích thích còn phụ thuộc 1 phần vào chế độ ăn của người bệnh

Tuy nhiên, với chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh và điều trị thích hợp, triệu chứng hội chứng ruột kích thích có thể được kiểm soát và giảm bớt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Yếu tố phát tác triệu chứng hội chứng ruột kích thích

triệu chứng hội chứng ruột kích thích 4
Một số yếu tố làm phát tác hoặc gây nguy cơ hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến chủ yếu ở những người từ 20 đến 50 tuổi. Đồng thời, phụ nữ cũng thường có nguy cơ mắc gấp đôi nam giới. Các yếu tố làm tăng nguy phát tác triệu chứng hội chứng ruột kích thích là:

  • Trạng thái căng thẳng, lo âu thường xuyên
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Tiền sử hoặc hiện đang nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng
  • Chế độ ăn uống không điều độ, không khoa học hoặc thói quen bỏ bữa, nhịn ăn
  • Gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích

Cần làm gì khi xuất hiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích?

Thông thường, để cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích sẽ dựa vào từng triệu chứng cụ thể. Đối với các triệu chứng nhẹ, người bệnh chỉ cần hạn chế sử dụng các  thức ăn gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống có ga… Đồng hợp kết hợp uống nhiều nước và luyện tập thể dục thường xuyên là được.

triệu chứng hội chứng ruột kích thích 5
Bác sĩ chia sẻ một số biện pháp sử lý khi gặp triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Nếu các triệu chứng hội chứng ruột kích thích xuất hiện thường xuyên và vẫn thể thuyên giảm sau thời gian dài thay đổi chế độ dinh dưỡng, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng khi xuất hiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích là:

1. Thuốc trị triệu chứng tiêu chảy

  • Chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran.
  • Bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.
  • Kháng sinh: Rifaximin.
  • Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.

2. Thuốc trị triệu chứng táo bón

  • Tạo khối: Chất xơ từ hạt, quả, rau câu, cám lúa mì (Igol, Equate, Normacol).
  • Thuốc uống: Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat.
  • Kích thích vận động ruột: Lô hội, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat.
  • Khác: Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadoline.

3. Thuốc trị triệu chứng co thắt bụng và chướng bụng

  • Kháng Cholinergic: Atropin, Buscopan.
  • Hướng cơ trơn: Meteospasmyl, Sapsmaverin, Duspatalin.

4. Thuốc tác dụng trên thụ thể 5-HT

  • Đối vận 5-HT: Alosetron, Cilansetron (trị tiêu chảy).
  • Đồng vận 5-HT: Prucalopride, Tegaserod (trị táo bón).

5. Thuốc trị trầm cảm

  • Thuốc trị trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu Serotonin chọn lọc: Giảm đau, trầm cảm, ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.

Nếu triệu chứng không cải thiện, hoặc xuất hiện các dấu hiệu như sụt cân, đi tiêu ra máu, nuốt khó, hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên khám ngay tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa triệu chứng hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể nhận thấy một số loại thực phẩm gây ra triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, các loại thực phẩm kích hoạt IBS khác nhau với từng người, nên không thể tạo ra danh sách thực phẩm cần tránh cho tất cả. 

triệu chứng hội chứng ruột kích thích 6
Những loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ kích thích triệu chứng các bệnh về đường ruột

Để phòng ngừa triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên kiêng ăn:

1. Sữa

Sữa có thể gây vấn đề đối với những người bị hội chứng ruột kích thích do nó chứa nhiều chất béo, có thể dẫn đến tiêu chảy.

2. Đậu và các loại đậu

Đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan thường chứa các hợp chất gọi là oligosaccharid có thể chống lại sự tiêu hóa của các enzym đường ruột, gây ra tình trạng táo bón.

3. Đồ uống có caffein

Tương tự như các loại đồ uống có caffein khác, cà phê có tác dụng kích thích ruột và có thể gây tiêu chảy.

4. Socola

Thanh socola thường chứa nhiều chất béo và đường, cũng như lactose và caffeine, có thể kích hoạt hội chứng ruột kích thích. Một số người có thể gặp táo bón sau khi tiêu thụ sô cô la.

5. Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn là một nguyên nhân phổ biến gây hội chứng ruột kích thích. Điều này liên quan đến cách cơ thể xử lý và hấp thụ cồn. Ngoài ra, rượu cũng có thể gây mất nước và ảnh hưởng tiêu hóa.

6. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán thường làm thay đổi hóa học của thực phẩm, làm cho chúng khó tiêu hóa hơn và gây ra các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

7. Thực phẩm chế biến sẵn

Các sản phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt chế biến, và thực phẩm chiên giòn thường giàu muối, đường và chất béo. Việc tiêu thụ quá nhiều các thành phần này có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho mọi người. 

Ngoài ra, chúng thường có chứa các chất phụ gia hoặc bảo quản, có thể gây ra các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

8. Chất xơ không hòa tan

Chất xơ không hòa tan phổ biến trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và rau quả. Việc tiêu thụ nhiều chất xơ không hòa tan có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích đối với một số người.

9. Bông cải xanh và trắng

Bông cải xanh và súp lơ trắng rất khó tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có hội chứng ruột kích thích. Việc tiêu thụ những loại rau này có thể dẫn đến sự sản sinh khí và đôi khi gây táo bón, ngay cả với những người không mắc hội chứng này.

10. Thực phẩm Gluten

Gluten là một nhóm protein được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mì và lúa mạch, có thể gây ra vấn đề đối với một số người bị hội chứng ruột kích thích. Những người khác có thể không dung nạp gluten và gặp vấn đề về tiêu chảy liên quan đến hội chứng này.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì? 4 thực phẩm nhất định tránh xa!

Để có thể dứt điểm được các triệu chứng hội chứng ruột kích thích, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cũng nên đi khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình hình bệnh. Đồng thời kiểm soát, tránh để bệnh phát triển mãn tính sẽ điều trị rất khó.


zalo imgBack To Top