Dấu hiệu của stress sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Theo nghiên cứu của WHO, trung bình cứ 10 người trưởng thành thì sẽ có 4 – 5 người căng thẳng tinh thần, gặp các vấn đề về tâm lý. Nguy hiểm hơn, hậu quả của stress nặng có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Vậy dấu hiệu của stress là gì? Khi nào stress sẽ trở nặng?
Xem Nhanh
1. Khái niệm về stress
Stress là trạng thái căng thẳng tinh thần hoặc cảm giác lo âu do một vấn đề, tình huống nào đó gây ra. Stress là một phản ứng tự nhiên của sinh vật có não bộ, đặc biệt là con người, nhằm thúc đẩy chúng ta giải quyết vấn đề hoặc một mối đe dọa, thách thức nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc stress quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý,cảm xúc, hành vi và sức khỏe tổng thể của con người.
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế Việt Nam năm 2022, có 15% dân số gặp phải các rối loạn và dấu hiệu của stress như hoảng sợ, ám ảnh và lo âu, và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những người có nguy cơ cao mắc stress bao gồm:
- Người có sức khỏe yếu, như suy dinh dưỡng và thường xuyên ốm đau.
- Người thường xuyên sinh hoạt trong môi trường không lành mạnh.
- Người hay làm việc quá sức.
- Những người thiếu tự tin và có ít mối quan hệ xã hội.
- Người bị ảnh hưởng bởi stress từ những người xung quanh.
2. Các dấu hiệu của stress là gì?
Các triệu chứng của stress được thể hiện qua 3 dấu hiệu chính, bao gồm:
2.1. Dấu hiệu của stress về thể chất
Khi bị stress, cơ thể con người sẽ sản xuất ra các hormone để phản ứng với tình huống nguy cấp. Tuy nhiên, điều này lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thể chất của chúng ta. Những ảnh hưởng này có thể bao gồm:
- Khó thở.
- Thường xuyên hoảng loạn.
- Thị lực mờ hoặc đau mắt.
- Gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Đau nhức cơ và đau đầu.
- Đau ngực, nhịp tim tăng nhanh và cao huyết áp.
- Khó tiêu hoặc ợ nóng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Cảm giác buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột.
- Phát ban hoặc ngứa da.
- Thường xuyên đổ mồ hôi.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
- Cảm cúm thường xuyên.
- Đột nhiên bị tiêu chảy, táo bón.
- Mất hoặc giảm ham muốn tình dục
- Các vấn đề sức khỏe thể chất hiện có trở nên tồi tệ hơn.
Nếu chúng ta trải qua mức độ căng thẳng cao, những dấu hiệu của stress này có thể trở nên trầm trọng hơn. Hoặc khi, chứng căng thẳng đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
2.2. Dấu hiệu của stress về tâm lý, cảm xúc
Các triệu chứng, dấu hiệu của stress về tâm lý, cảm xúc thường thấy là:
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu, thiếu kiên nhẫn và tức giận.
- Cảm giác lo lắng, hồi hộp, dễ tổn thương và sợ hãi.
- Tinh thần căng thẳng cao, cảm giác quá tải và choáng nghợp.
- Não bộ luôn hoạt động cao độ, không thể nghỉ ngơi hoặc tịnh tâm.
- Không thể tập trung tinh thần.
- Hay quên và khó ghi nhớ.
- Khả năng phán đoán kém, thiếu quyết đoán.
- Nhìn nhận mọi vấn đề một cách tiêu cực hoặc hoang tưởng.
- Lo âu và dễ kích động.
- Tâm trạng thất thường, khó tính, mất đi tính hài hước.
- Cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi.
- Mất đi hứng thú với cuộc sống.
- Tự ti, tự quy chụp mọi lỗi lầm về bản thân.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm lý ngày càng nghiêm trọng hơn.
2.3. Dấu hiệu của stress về hành vi
Các triệu chứng, dấu hiệu của stress về hành vi thường thấy gồm có:
- Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.
- Thường xuyên đa
- Ăn quá nhiều hoặc quá ít một cách bất thường.
- Bồn chồn, không thể ngồi yên một chỗ.
- Thường xuyên cắn móng tay mỗi khi căng thẳng.
- Hay nghiến răng hoặc nghiến chặt hàm.
- Lạm dụng hoặc bị phụ thuộc vào chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Thường đột nhiên bị tiêu chảy, táo bón.
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Chi tiêu mất kiểm soát.
- Hay trì hoãn, lơ là trách nhiệm.
- Tự nhiên khóc, cười không kiểm soát.
- Tự tách bản thân ra khỏi cộng đồng,
Những dấu hiệu quả stress có thể bắt đầu bằng những biểu hiện, hành vi không quá bất thường. Nhưng nếu kéo dài quá lâu, stress sẽ ngày càng nặng hơn dẫn đến nhiều hậu quả stress nặng nề và khó kiểm soát hơn.
3. Hậu quả của stress nặng ảnh hưởng như thế nào?
Căng thẳng lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng khiến dấu hiệu của stress nặng nề hơn kéo theo nhiều ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, hậu quả của stress nặng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ:
- Mắc bệnh tự kỷ.
- Teo não, suy giảm trí nhớ.
- Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
- Mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch dễ dẫn đến đột quỵ.
- Béo phì do rối loạn ăn uống.
- Lo âu, rối loạn nhân cách.
- Trầm cảm nặng, trường hợp xấu có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử.
- Gặp các vấn đề về sinh lý như rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý…
- Các vấn đề về da liễu như nổi mụn, rụng tóc…
- Cơ thể đau nhức, uể oải…
Chỉ với một số hậu quả nổi bật của stress nặng, chúng ta có thể thấy những biến chứng của stress nguy hiểm đến mức nào. Vậy, mọi người cần làm gì để giảm stress hiệu quả?
4. Cách giảm stress hiệu quả
Cách giảm stress hiệu quả không phải chỉ cần thực hiện ngày một ngày hai là được. Mọi người cần thường xuyên thực hiện các biện pháp này thì mới có thể cải thiện được dấu hiệu của stress. Dưới đây là một số cách giảm stress hiệu quả mà mọi người nên áp dụng:
- Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là nền tảng của sức khỏe tinh thần và thể chất. Thời gian ngủ là lúc cơ thể phục hồi và tái tạo các tế bào. Đối với người bị stress, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, nên dành 30 phút để ngủ trưa, giúp não bộ nghỉ ngơi và tăng cường năng lượng cho buổi chiều.
- Dùng trà thảo mộc
Trà thảo mộc có tác dụng làm dịu tinh thần, giảm stress và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mùi thơm của trà thảo mộc kích thích khứu giác, mang lại cảm giác thư giãn. Các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong trà cũng giúp tạo cảm giác an thần hơn.
- Ngồi thiền
Thiền là phương pháp luyện tập tâm trí có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, phổ biến trong đạo Phật và yoga. Thiền có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần, cải thiện các dấu hiệu của stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Thiền định giúp tâm trí trở nên an tĩnh và yên bình, đẩy lùi cảm xúc tiêu cực.
- Hít thở sâu
Kỹ thuật hít thở sâu là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm căng thẳng. Hít thở sâu bổ sung oxy cho cơ thể, giúp thư giãn tâm trí, tăng cường tuần hoàn máu và giảm mệt mỏi. Kỹ thuật này cũng tăng cường mức độ tập trung và sự minh mẫn khi làm việc.
- Massage thư giãn
Massage sử dụng tay để xoa bóp cơ và huyệt đạo, giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện các dấu hiệu của stress và mang lại cảm giác thoải mái.
- Nghe nhạc
Nghe nhạc là cách giảm stress hiệu quả, giúp thư giãn não bộ, điều hòa nhịp tim và huyết áp, và làm giảm các hormone gây stress.
- Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực là biện pháp hữu hiệu để giảm stress và lo âu. Nó giúp giải phóng áp lực và mang lại năng lượng, sự thoải mái trong cuộc sống.
- Tâm sự với người xung quanh
Tâm sự với bạn bè và người thân có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Sự chia sẻ và động viên từ người khác đóng vai trò như một liệu pháp tự nhiên, giúp bạn nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, cải thiện các dấu hiệu của stress và nhận được những lời khuyên hữu ích.
- Một số phương pháp giảm stress khác
-
- Tăng cường tập thể dục.
- Nuôi và chơi với thú cưng.
- Đi du lịch.
- Nấu ăn.
- Chia sẻ công việc.
5. Làm gì phòng tránh stress nặng?
Để bản thân luôn cảm thấy thoải mái và phòng tránh các vấn đề dẫn đến dấu hiệu của stress, căng thẳng tinh thần, mọi người cần biết cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
Mọi người có thể phòng tránh stress nặng bằng cách:
- Rèn luyện sức khỏe đều đặn.
- Dinh dưỡng khoa học, tránh các các chất kích thích như rượu bia.
- Kiểm soát cảm xúc.
- Ghi lại những điều biết ơn.
- Xây dựng mối quan hệ tích cực.
- Thường xuyên massage, thư giãn.
- Duy trì, tinh thần lạc quan, tích cực.
- Lên kế hoạch công việc và học tập, xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi.
- Đặt ra các mục tiêu hợp lý và khả thi.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Stress là một trạng thái tâm lý mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, tuy nhiên những dấu hiệu của stress lại không giống nhau. Để phòng tránh và ngăn ngừa những dấu hiệu của stress biến chứng nặng, mọi người cần tránh làm việc quá độ và thói quen suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, nếu bệnh có nhiều biến chuyển tiêu cực, hãy tìm gặp bác sĩ điều trị tâm lý càng sớm càng tốt.