Cách nhận biết chân vòng kiềng ở người lớn


Chân vòng kiềng ở người lớn là tình trạng hai chân cong hướng ra ngoài. Chân vòng kiềng ở người lớn gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của cơ thể đồng thời hạn chế hoạt động của người bệnh. Vậy làm để nào để biết bản thân đang bị chân vòng kiềng? Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng ở người lớn do đâu?

Tình trạng chân vòng kiềng ở người lớn

Chân vòng kiềng ở người lớn hay chân khuỳnh là tình trạng dị tật khi một hoặc cả hai chân cong hướng ra ngoài, tạo hình chữ O. Khi hai chân khép lại, đầu gối không chạm nhau, trong khi mắt cá chân có thể chạm vào.

chân vòng kiềng ở người lớn 2
Tình trạng chân vòng kiềng ở người lớn khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Người bị chân vòng kiềng dễ nhận thấy khi đứng thẳng và khi đi lại. Tình trạng nặng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, như tăng nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp sớm. Mặc dù không gây đau khi vận động, cấu trúc bất thường này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách nhận biết chân vòng kiềng ở người lớn

Chân vòng kiềng là hiện tượng khi đứng thẳng, đầu gối hướng ra ngoài thay vì song song. Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng:

  • Chân cong như cánh cung, với đầu, hông và mắt cá chân ở vị trí bình thường nhưng đầu gối hướng ra ngoài tạo khoảng cách.
  • Tình trạng này do đầu gối bị kéo sang một bên và xương chân xoay nhẹ, ép đầu gối ra ngoài.
chân vòng kiềng ở người lớn 1
Cách nhận biết chân vòng kiềng ở người lớn qua mắt nhìn

Bác sĩ chẩn đoán chân vòng kiềng ở người lớn bằng cách đo đạc, chụp hình ảnh và quan sát hình dáng chân khi đi lại. Điều này giúp xác định tổn thương ở chân và khớp gối.

Nguyên nhân gây chân vòng kiềng ở người lớn

Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng ở người lớn có thể do các bệnh lý xương từ thời thơ ấu, dẫn đến đau và mất vững khớp gối. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm bệnh lý gây biến dạng cấu trúc xương và chấn thương xương.

Các bệnh lý có thể gây chân vòng kiềng bao gồm:

  • Còi xương

Do thiếu canxi, vitamin D, phốt pho, khiến xương mềm và yếu, không chịu được sức nặng cơ thể, dẫn đến chân vòng kiềng. Tình trạng này thường xảy ra ở các nước kém phát triển, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ mắc vấn đề di truyền khiến cơ thể không hấp thụ đủ vitamin D.

Xem thêm: 10 thực phẩm chứa nhiều vitamin D bổ dưỡng hằng ngày

  • Bệnh lùn

Chứng loạn sản xương – sụn gây rối loạn tăng trưởng xương, khiến xương chi ngắn và ảnh hưởng đến chiều cao, dẫn đến chân vòng kiềng.

  • Chân vòng kiềng do bệnh Blount

Bệnh Blount gây rối loạn tăng trưởng đầu trên đĩa xương chày, khi các mảng tăng trưởng gần đầu gối chậm hoặc ngừng tạo xương, trong khi các mảng khác vẫn phát triển. Điều này làm đầu gối cong ra (vòng kiềng) hoặc xoắn xương chày. 

chân vòng kiềng ở người lớn 3
Bệnh Blount ảnh hưởng tới dáng của xương ống chân

Ở trẻ sơ sinh, cả hai đầu gối thường bị ảnh hưởng, trong khi ở tuổi vị thành niên, chỉ một đầu gối bị ảnh hưởng. Chẩn đoán thường khó trước 3 tuổi, nhưng sau đó sẽ rõ ràng hơn và có thể xác định bằng X-quang.

  • Bệnh Paget

Bệnh Paget là rối loạn chuyển hóa mạn tính ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình hồi phục của xương. Bệnh có thể không có triệu chứng hoặc gây đau và biến dạng xương. Nếu biến dạng xảy ra ở khớp gối, người bệnh có thể bị chân vòng kiềng. Chẩn đoán bệnh Paget thường dựa trên kết quả X-quang.

chân vòng kiềng ở người lớn 4
Bệnh Paget cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người bị chân vòng kiềng

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác:

  • Cân nặng quá mức hoặc béo phì ở trẻ em.
  • Tổn thương khớp gối như thoái hóa khớp, chấn thương, gãy xương không lành tốt, nhiễm trùng quanh cẳng chân.
  • Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến sự phát triển của xương quanh khớp gối.
  • Bệnh celiac và các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Nhiễm độc chì hoặc florua.
  • Thiếu niên nam chơi bóng đá từ 16-18 tuổi có nguy cơ cao bị chân vòng kiềng, dù cơ chế cụ thể chưa rõ.

Chân vòng kiềng ở người lớn có nguy hiểm không?

Chân vòng kiềng ở người lớn không phải là tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, chân vòng kiềng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp  ở người lớn, ngay cả khi bạn duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc sức khỏe xương khớp. 

Biến dạng này kéo dài nhiều năm gây quá tải ở khoang giữa và dây chằng, dẫn đến đau khớp, viêm khớp và mất ổn định.

chân vòng kiềng ở người lớn 5
Chân vòng kiềng của người lớn tuy không quá nguy hiểm nhưng ẩn chứa nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe xương khớp

Các triệu chứng của bệnh lý cơ xương khớp ở chi dưới của người có chân vòng kiềng cũng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do xương khớp của họ trở nên nhạy cảm và tích lũy vi tổn thương qua thời gian.

Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không?

Chân vòng kiềng ở người lớn có thể điều trị hiệu quả bằng cách cắt và định hình lại xương. Phương pháp điều trị nội khoa thường không đủ để điều chỉnh cấu trúc xương trong trường hợp này. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị đeo nẹp và tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức mạnh chân và cải thiện khả năng ổn định khớp gối. Việc điều trị chân vòng kiềng ở người lớn phụ thuộc vào mức độ biến dạng và tình trạng bất đối xứng giữa chiều dài hai chân.

Chân vòng kiềng ở người lớn có cần gặp bác sĩ không?

Người bị chân vòng kiềng nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều chỉnh cấu trúc chân và giảm nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp liên quan. Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần nhanh chóng đến khám tại các chuyên khoa cơ xương khớp để ngăn tình trạng tiến triển nặng hơn.

chân vòng kiềng ở người lớn 6
Nếu bạn xuất hiện cảm giác đau nhức xương khớp bất thường hãy tìm gặp bác sĩ sớm nhất có thể

Các trường hợp Chân vòng kiềng ở người lớn có cần gặp bác sĩ là:

  • Đau nhức ở khớp gối hoặc chân.
  • Sưng hoặc viêm khớp.
  • Khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng lâu.
  • Mất ổn định khớp gối.
  • Cảm giác căng thẳng hoặc đau ở cơ bắp chân.

Mọi người có thể áp dụng các bài vật lý trị liệu dành cho đầu gối, khớp hông và khớp mắt cá chân để tăng sức mạnh và cải thiện chức năng vận động. 

Xem thêm: Lợi ích của trái nhàu cho sức khỏe trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, bổ sung dinh dưỡng giàu vitamin D và canxi trong chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe xương và liên kết mô xương. Từ đó giúp giảm tác động của chân vòng kiềng ở người lớn lên sức khỏe xương khớp và làm giảm nguy cơ các triệu chứng viêm khớp.


zalo imgBack To Top