Bị đau mắt đỏ 1 bên làm gì để không lây sang mắt còn lại?


Bị đau mắt đỏ 1 bên là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ. Bệnh viêm giác mạc thường xuất hiện ở 2 mắt nhưng có người lại chỉ bị đau mắt đỏ 1 bên mắt. Các tác động ngoại lai như vi khuẩn, bụi bẩn… lên mắt khiến mắt sưng tấy và nổi đỏ ở giác mạc. Bên cạnh đó, bị đau mắt đỏ 1 bên còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về mắt.

Tại sao bị đau mắt đỏ 1 bên?

Bị đau mắt đỏ 1 bên là kết quả của sự giãn nở của các mạch máu bên trong nhãn cầu, dẫn đến xuất hiện các đường gân đỏ trong mắt. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng mạnh có thể gây ra các triệu chứng sưng và đỏ ở mắt với mức độ khác nhau. Đôi khi, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một số bệnh về mắt đang bắt đầu phát triển.

bị đau mắt đỏ 1 bên 1
Thông thường mọi người khi bị mắc đau mắt đỏ sẽ bị 1 bên trước rồi mới bị cả 2 bên

Mắt bị đỏ một bên mà không đau là điều phổ biến và hầu hết các trường hợp này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mắt. Nguyên nhân bị đau mắt đỏ 1 bên chủ yếu có thể là do tác động từ môi trường bên ngoài hoặc có thể liên quan đến một số bệnh lý về mắt.

Tình trạng bị đau mắt đỏ 1 bên có biến chứng gì không?

Bị đau mắt đỏ 1 bên có thể dẫn đến viêm giả mạc, một số ít trường hợp có thể phát triển thành bội nhiễm và gây ra biến chứng viêm loét giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. 

Một số biến chứng nặng của đau mắt đỏ 1 bên thường gặp là:

  • Viêm giác mạc biểu mô có đốm (Punctate epithelial keratitis)
bị đau mắt đỏ 1 bên 2
Viêm giác mạc biểu mô có đốm là bệnh về mắt rất nghiêm trọng

Đây là tình trạng nhiễm trùng giác mạc với sự hình thành các chấm nhỏ, thường do tái phát của nhiễm trùng herpes. Ngoài các triệu chứng đau mắt, người bệnh có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng cực độ do các vết thương làm xáo trộn sự phản xạ của ánh sáng. Các triệu chứng thường giảm dần trong vài tuần khi sử dụng thuốc kháng virus.

  • Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh (Ophthalmia neonatorum)
bị đau mắt đỏ 1 bên 3
Đau mắt đỏ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của trẻ sơ sinh

Bệnh này có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc định kỳ các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở mẹ và sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh. Việc không điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể gây suy giảm thị lực và thậm chí mù lòa. Khoảng 20% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do chlamydia

có nguy cơ bị viêm phổi, một tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các em nhỏ.

Bị đau mắt đỏ 1 bên khi nào thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp bị đau mắt đỏ 1 bên do virus thường có tính nhẹ, và thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài lâu hơn, người bệnh nên đi khám ngay tại bệnh viện để bác sĩ có thể lập phác đồ điều trị kịp thời, từ đó tránh được các biến chứng cho mắt.

Đau mắt đỏ do chất gây dị ứng (như phấn hoa hoặc lông động vật) thường cải thiện ngay sau khi ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhưng có thể mất đến 2 tuần để hoàn toàn khỏi bệnh.

Bị đau mắt đỏ 1 bên có lây sang bên còn lại không?

Người bị đau mắt đỏ 1 bên hoàn toàn có thể lây sang bên còn lại và xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng tương tự nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời. Đây là một trong những đặc điểm phổ biến của bệnh, khi một mắt bị ảnh hưởng trước và sau đó bệnh lan sang mắt kia. 

bị đau mắt đỏ 1 bên 4
Nhiều người bị đau mắt đỏ 1 bên thường sẽ lây sang cả bên còn lại do chăm sóc mắt không đúng cách

Nguyên nhân khiên bị đau mắt đỏ 1 bên chủ yếu là vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây dị ứng có thể lây nhiễm qua các dịch tiết từ mắt bị nhiễm sang mắt còn lại, dẫn đến các triệu chứng như đau, sưng, và màu mắt đỏ.

Bên cạnh đó, đau mắt đỏ có thể lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi như bắt tay, ôm hoặc hôn. Các hành động như ho hoặc hắt hơi cũng có thể làm lây nhiễm qua các giọt bắn. Việc duy trì vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc quá gần khi bị đau mắt đỏ là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Điều trị sớm đau mắt đỏ 1 bên để không lây sang mắt còn lại

bị đau mắt đỏ 1 bên 5
Hướng dẫn điều trị đau mắt đỏ một bên để bệnh không lây sang bên còn lại

Để điều trị sớm đau mắt đỏ 1 bên để không lây sang mắt còn lại, bạn hãy thực hiện chăm sóc mắt theo cách dưới đây:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng và kiểm tra hạn dùng của thuốc trước khi nhỏ vào mắt.
  • Nhỏ thuốc nước vào mắt bị bệnh, nhớ nghiêng đầu về phía bên mắt bị bệnh và đặt thuốc vào góc trong của mắt. Tránh để đầu lọ thuốc chạm vào giác mạc hoặc vào mi mắt để không gây tổn thương hay nhiễm khuẩn.
  • Sau khi nhỏ thuốc, dùng ngón tay giữa kéo mi dưới xuống để thuốc lan đều trong mắt. Nhớ kéo mi dưới sau khi đã nhỏ thuốc xong, không nhỏ và kéo đồng thời.
  • Nhắm mắt trong 10 giây sau khi nhỏ thuốc, sau đó mở ra và bắt đầu chớp mắt.
  • Chỉ nên nhỏ một giọt thuốc mỗi lần để tránh tràn ra ngoài mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Lau sạch các giọt thuốc thừa bằng gạc y tế nếu có, lau từ cạnh góc sống mũi ra hai mi. Nghiêng một bên để tránh thuốc chảy vào mắt bên kia sau khi nhỏ, và luôn lau sạch ghèn và dử.
  • Lau rửa mắt ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông tăm, sau đó vứt bỏ khăn và không sử dụng lại.
  • Không trao đổi thuốc nhỏ mắt với người khác khi mắt đang bị nhiễm đau mắt đỏ.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi và giữ khoảng cách với người khác, đồng thời sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt và không sử dụng thuốc của người khác.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt và nhỏ thuốc đau mắt đỏ, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Ghi lại ngày mở nắp lên lọ thuốc và sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở, đặc biệt khi thuốc ở dạng hỗn dịch cần lắc đều trước khi sử dụng.

Bị đau mắt đỏ 1 bên kiêng ăn gì?

Với trường hợp đau mắt đỏ 1 bên do dị ứng hoặc bệnh lý nền… sẽ cần kiêng ăn một số thực phẩm như: 

1. Đồ ăn nhanh

bị đau mắt đỏ 1 bên 6
Kiêng đồ ăn nhanh để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới mắt

Đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn thường giàu natri, dễ gây mất nước và tăng các triệu chứng khô mắt. Đồng thời, chúng cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây ra tình trạng viêm.

2. Rau muống

Rau muống, mặc dù giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng không nên dùng trong thời gian đau mắt đỏ vì có thể kích thích tiết dịch mắt và gây nhiễm trùng nặng.

3. Thực phẩm cay nóng

Đồ cay nóng như ớt, gừng, tỏi có thể làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn, gây kích thích và khó chịu cho mắt..

4. Thủy hải sản có mùi tanh

bị đau mắt đỏ 1 bên 7
Không ít người bị dị ứng ứng với thủy hải sản khá nặng

Thủy, hải sản có mùi tanh như tôm, cá chứa nhiều chất dễ gây dị ứng, nên tránh sử dụng khi bị đau mắt đỏ 1 bên để tránh viêm kết mạc nghiêm trọng.

5. Mỡ động vật

Mỡ động vật, giàu chất béo, khi tiêu thụ quá mức có thể tăng lượng mỡ trong máu, không tốt cho tình trạng viêm mắt đỏ. Dầu thực vật là sự lựa chọn tốt hơn để bảo vệ sức khỏe

6. Rượu, bia

Rượu bia, chứa cồn có thể làm suy giảm tầm nhìn và tăng thêm vấn đề cho mắt khi bị đau mắt đỏ.

7. Đồ uống có gas và nhiều đường

Thông thường, nước có gas, với lượng đường và chất bảo quản cao, không tốt cho sức khỏe tổng thể và có thể làm mắt đau mỏi hơn khi bị viêm. Đồng thời, các loại đồ uống có đường, nhiều đường và chất bảo quản có thể làm tình trạng đau mắt đỏ kéo dài và gây khó chịu cho mắt.

Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có biểu hiện gì? Khi nào cần đi khám?

Để tránh bị đau mắt đỏ 1 bên, bạn nên chủ động tránh tiếp xúc với nguồn lây, đặc biệt là những nơi công cộng. Để hạn chế bị đau mắt đỏ 1 bên lây sang bên mắt còn lại, hãy chú ý chăm sóc vệ sinh mắt thường xuyên với muối sinh lý và hạn chế ra trời nắng gió sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.


zalo imgBack To Top