Phòng ngừa tiền sản giật là một trong vấn đề được quan tâm hàng đầu của các thai phụ, đặc biệt là trong thời kỳ thai nghén. Các biến chứng của tiền sản giật gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, việc phòng tránh và phát hiện sớm các triệu chứng của tiền sản giật để tìm ra biện pháp xử lý sớm là yếu tố vô cùng quan trọng để giữ an toàn cho mẹ và bé.
Xem Nhanh
1. Cách chẩn đoán tiền sản giật
Chẩn đoán sớm là một trong những cách phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả nhất được thường được các mẹ bầu áp dụng. Cũng giống như tăng huyết áp, tiền sản giật thường không biểu hiện quá rõ ràng cho tới khi bệnh có những chuyển biến nghiêm trọng. Thông thường, để chẩn đoán lâm tiền sản giật có thể thông qua các ảnh hưởng của bệnh như:
- Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương: Thai phụ đau đầu, mờ mắt, dễ bị kích thích, khó giữ bình tĩnh và xuất hiện chứng co giật hoặc các cơn co giật.
- Ảnh hưởng huyết áp: Huyết áp tăng khi chỉ số tâm thu vượt 140 mmHg và chỉ số tâm trương vượt 90 mmHg là dấu hiệu của tiền sản giật
- Ảnh hưởng cơ địa: Cơ thể nổi phù ở nhiều vị trí như mặt, tay, chân khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát (từ 2.5kg/tuần).
- Các triệu chứng, ảnh hưởng khác: Các triệu chứng khác không đồng đều mà các thai phụ không nên bỏ qua như đau ở mạn sườn, thai nhi phát triển chậm, chức năng gan giảm, phù phổi…
Hiện tại, để chẩn đoán bệnh tiền sản giật một cách chính xác nhất, các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ xác định dựa trên các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan và thận, cũng như lượng tiểu cầu – yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu và hồi phục vết thương. Các dấu hiệu sớm của tiền sản giật bao gồm tăng acid uric, giảm tiểu cầu, tăng bilirubin huyết thanh hoặc giảm hematocrit.
- Xét nghiệm nước tiểu
Mẫu nước tiểu thu thập trong vòng 24 giờ giúp bác sĩ đo tỷ lệ protein so với creatinine và lượng protein thải qua nước tiểu. Nếu lượng protein vượt quá 300 mcg, đây là dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương do tiền sản giật.
- Siêu âm thai
Siêu âm trong thai kỳ không chỉ theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn giúp ước lượng cân nặng và lượng nước ối trong tử cung.
- Đo sức khỏe thai nhi
Kỹ thuật đơn giản này đo nhịp tim thai nhi khi vận động. Khi kết hợp với dữ liệu từ siêu âm, phương pháp này cung cấp trắc đồ sinh lý về hoạt động hô hấp, chuyển động của thai nhi và lượng nước ối trong tử cung.
Tùy vào tình trạng của thai phụ mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị và phòng ngừa tiền sản giật sao cho phù với nhất với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
2. Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tiền sản giật là chứng bệnh có liên quan rất nhiều đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh. Những ảnh hưởng và biến chứng của tiền sản giật đến thai nhi thường thấy nhất là:
- Thai nhi sinh non
Nếu không được theo dõi kỹ lưỡng thường xuyên, mẹ bầu bị tiền sản giật rất dễ sinh non. Các trường hợp sinh non không được can thiệp y tế kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sự sống của trẻ và tác động nghiêm trọng tới sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ. Đồng thời, trẻ sinh non từ mẹ bị tiền sản giật thường có nguy cơ tử vong cao hơn, sức khỏe kém và dễ mắc các bệnh lý cao.
- Thai nhi phát triển chậm
Tiền sản giật ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nhau thai, làm cho thai nhi không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Điều này dẫn đến chậm tăng trưởng, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị thiếu cân. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
- Ảnh hưởng tim mạch thai nhi
Các bé sinh ra từ mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch sau này.
- Bong nhau non
Bong nhau non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước thời điểm dự sinh. Biến chứng này có thể gây chảy máu nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của thai phụ. Đồng thời, bong nhau non khiến thai nhi thiếu dưỡng chất, oxy và máu, đe dọa sự sống của trẻ.
- Thai lưu
Trong những trường hợp tiền sản giật nặng có thể khiến thai chết lưu do lưu lượng máu và oxy đến thai nhi bị suy giảm nghiêm trọng.
Việc phòng ngừa tiền sản giật không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe cho người mẹ mà còn giúp thai được phát triển ổn định hơn.
3. Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?
Thai phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể đẻ thường, nhưng việc đẻ bằng phương pháp phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào sự tính toán và lựa chọn của bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của mẹ và thai nhi. Theo bác sĩ chuyên khoa, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật có thể sinh thường, phần còn lại thường được chỉ định mổ lấy thai.
Nếu thai nhi đã phát triển đến tuần thứ 35 hoặc 36 và cổ tử cung đã mềm, sản phụ có thể sinh thường. Quá trình này cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ trong suốt quá trình chuyển dạ để đảm bảo an toàn.
Ngược lại, nếu thai phụ bị tiền sản giật nặng hoặc thường xuyên xuất hiện chứng bệnh sẽ được khuyến khích chọn phương pháp sinh mổ. Điều này giảm thiểu nguy cơ sinh non và hạn chế các khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Vì vậy việc phòng ngừa tiền sản giật sớm sẽ đảm bảo giúp các mẹ bầu có thể dễ dàng sinh thường theo ý muốn hơn.
4. Tiền sản giật sau sinh là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Tiền sản giật sau sinh là hiện tượng thường xảy ra sau 48 – 72 giờ sau khi thai phụ mới sinh, đây được xem là 1 tình trạng hiếm gặp do các hiện tượng như tăng huyết áp đột ngột, dư thừa protein trong nước tiểu. Ngoài ra, còn một số trường hợp phát sinh tiền sản giật khoảng 1 tháng sau sinh, thường được gọi là tiền sản giật muộn.
Cũng giống như tiền sản giật thông thường, tiền sản giật sau sinh cũng rất nguy hiểm tới người mẹ và có thể gây ra nhiều biến chứng làm tổn thương các bộ phận như mạch máu, thận, gan, mắt, não…
Để phòng ngừa tiền sản giật sau sinh, bên cạnh việc đi khám sức khỏe định kỳ, các mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu dưới đây của tiền sản giật để có khám chữa kịp thời:
- Huyết áp tăng cao từ 140/90 mmHg trở lên.
- Lượng nước tiểu ít và lượng protein trong nước tiểu tăng bất thường.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa không rõ nguyên nhân.
- Đau đầu dữ dội.
- Thường xuyên đau bụng, đặc biệt là dưới xương sườn bên phải.
- Tăng cân đột ngột dù không thay đổi chế độ ăn (khoảng 1kg trở lên trong một tuần).
- Hay bị khó thở đột ngột.
- Sưng, phù mặt mũi và tay chân.
- Thị lực giảm, mờ mắt hoặc quá mẫn cảm với ánh sáng.
5. Một số phương pháp phòng ngừa tiền sản giật
Mặc dù nguyên nhân chính xác của tiền sản giật chưa được xác định, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng liều thấp Aspirin và bổ sung đủ canxi trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, mọi người có thể thực hiện một số phương pháp phòng ngừa tiền sản giật như là:
5.1. Tập thể dục thường xuyên
Thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể duy trì cân nặng, tăng miễn dịch, giảm stress và phòng ngừa tiền sản giật. Lưu ý chọn bài tập phù hợp với thể trạng và duy trì đều đặn hàng ngày.
5.2. Uống đủ 2l nước mỗi ngày
Mỗi mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm tiết niệu. Việc cơ thể được thải độc và trao đổi chất thường xuyên sẽ hạn chế được hiện tượng dư thừa protein bị thải ra. Từ đó giúp hạn chế và phòng ngừa tiền sản giật ở sản phụ. Uống nước sôi để nguội có thể giúp đào thải chất thải và phòng tránh táo bón.
5.3. Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tác động rất nhiều đến sức khỏe của sản phụ, đặc biệt là tình trạng huyết áp. Mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm giàu kali, rau củ, trái cây tươi để cung cấp đủ dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất như B, C, E, sắt, canxi, phốt pho để tăng cường sức khỏe. Dinh dưỡng cân bằng cho một mẹ khỏe mạnh chính là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tiền sản giật.
5.4. Ngủ nghỉ có khoa học
Ngủ đủ giấc giúp giảm nguy cơ sinh mổ và kéo dài thời gian chuyển dạ. Ngủ dưới 6 giờ mỗi ngày có thể tăng nguy cơ sinh mổ gấp 4.5 lần, vì vậy, duy trì giấc ngủ đủ giấc là biện pháp phòng ngừa tiền sản giật mà bạn không thể xem thường.
5.5. Tuân thủ lịch khám thai và khám sức khỏe định kỳ
Mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Các triệu chứng như mệt mỏi, thở nhanh, đau bụng, mờ mắt cần được thông báo ngay để đánh giá nguy cơ tiền sản giật. Quy trình khám thai thường bao gồm đo huyết áp, xét nghiệm protein niệu và máu để phát hiện tiền sản giật.
5.6. Bổ sung vitamin cần thiết
Bổ sung vitamin và khoáng chất là cách hiệu quả để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu. Viên bổ sung chứa các loại vitamin nhóm B, C, E, axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi có vai trò quan trọng trong sức khỏe của thai phụ. Giúp họ ổn định sức khỏe, tăng khả năng sinh nở thuận lợi và hạn chế được tình trạng ốm nghén từ đó giúp phòng ngừa tiền sản giật tốt hơn.
5.7. Duy trì cân nặng phù hợp
Thừa cân, béo phì trong thai kỳ tăng nguy cơ tiền sản giật và các biến chứng khác. Mẹ bầu cần duy trì cân nặng hợp lý bằng việc ăn uống lành mạnh và vận động thể chất phù hợp ví dụ như tránh các đồ chiên rán, đồ ngọt quá nhiều dầu mỡ…
5.8. Sử dụng sản phẩm thảo mộc
Các thảo mộc như tỏi, hạt nho, lá mâm xôi, rau mùi tây, hoa hướng dương và sơn tra được biết đến với khả năng phòng ngừa tiền sản giật. Chúng có thể được sử dụng để pha trà hoặc làm nguyên liệu cho các món ăn, bánh. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tuy rằng, tiền sản giật là một chứng bệnh nguy hiểm và nguyên nhân mắc bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng không phải là không thể kiểm soát được chứng bệnh này. Nếu mọi người biết cách áp dụng các phương pháp phòng ngừa tiền sản giật, chăm sóc cẩn thận và thường xuyên đi khám thai định kỳ, sức khỏe của mẹ bầu cùng thai nhi sẽ luôn an toàn và phát triển khỏe mạnh.