Tiền sản giật có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của sản giật


Tiền sản giật có nguy hiểm không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em trong thời kỳ thai nghén. Không ít mẹ bầu khi mắc tiền sản giật đã gặp phải nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hiện nay, tỷ lệ sản phụ mắc tiền sản giật là khoảng 4% và có đến 20% trong đó là các trường hợp mãn tính. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh tiền sản giật với các mẹ bầu là vô cùng quan trọng.

1. Bệnh tiền sản giật là gì?

Bệnh tiền sản giật là bệnh ở các sản phụ gây nên các tình trạng như tăng huyết áp, protein phù và niệu. Chứng tiền sản giật là hiện tượng co giật toàn thân, không thể tự chủ do tình trạng thai nghén trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Định nghĩa tiền sản giật là gì
Định nghĩa tiền sản giật là gì?

Cách chẩn đoán tiền sản giật bằng cách do huyết áp và xét nghiệm protein trong nước tiểu để đánh giá. Hiện nay, có khoảng 3-7% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiền sản giật và thường phát triển sau 20 tuần thai kỳ. Trong 25% trường hợp, tiền sản giật xảy ra sau khi sinh, thường trong vòng 4 ngày đầu nhưng có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh.

Vậy sản phụ mắc chứng tiền sản giật có nguy hiểm không? Có nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể tiến triển thành sản giật, xảy ra ở 1/200 bệnh nhân bị tiền sản giật. Sản giật không được điều trị kịp thời thường dẫn đến tử vong.

2. Dấu hiệu tiền sản giật mà bạn cần biết

Trước khi biết được tiền sản giật có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các dấu hiệu của chứng bệnh này. Tiền sản giật đôi khi sẽ phát triển âm thầm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Cũng chính vì vậy, các sản phụ cần thường xuyên kiểm tra huyết áp đều đặn để đảm bảo tình trạng sức khỏe. Nếu huyết áp vượt quá 140/90mm/Hg sau 2 lần đo cách nhau từ 4 giờ trở lên sẽ được xem là có dấu hiệu bất thường.

các dấu hiệu cảu tiền sản giật
Các dấu hiệu cảu tiền sản giật khá phổ biến trong thời kỳ thai nghén của các mẹ bầu

Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác thường thấy tiền sản giật là:

  • Protein tăng cao trong nước tiểu (protein niệu)
  • Thường xuyên đau nhức đầu
  • Suy giảm thị lực như mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Thường đau bụng trên, nhất là ở bên phải dưới xương sườn
  • Gặp tình trạng buồn nôn và nôn thất thường
  • Lượng nước tiểu giảm đột ngột
  • Suy giảm lượng tiểu cầu trong máu
  • Ảnh hưởng chức năng gan
  • Có chất lỏng tích tụ trong phổi dẫn đến khó thở
  • Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân (từ 2kg/tuần trở lên)
  • Cơ thể sưng (phù) trắng, mềm ấn lõm, đặc biệt ở mặt, tay và chân

3. Nguyên nhân tiền sản giật

Các thai phụ khi phát hiện mắc tiền sản giật và muốn tìm hiểu xem tiền sản giật có nguy hiểm không thường hoang mang vì không thể xác định rõ nguyên nhân mắc bệnh. Bời vì hiện nay, nguyên nhân chính xác của tiền sản giật vẫn chưa được các chuyên gia xác định rõ ràng. 

Có thể thấy, bất kỳ ai nào cũng có thể mắc phải tình trạng này trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn đối với một số nhóm đối tượng nhất định có những triệu chứng như sau:

  • Mắc các chứng rối loạn như máu khó đông, tiền sử tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus.
  • Có người thân như bà, mẹ, cô, dì hoặc chị em ruột từng bị tiền sản giật.
  • Thừa cân hoặc béo phì trong thai kỳ.
  • Tử cung bị căng quá mức do đa thai hoặc thai lớn.
  • Thiếu máu cục bộ tử cung-nhau.

4. Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ, tình trạng sức khỏe của mỗi thai phụ. Hầu hết các trường hợp có dấu hiệu protein niệu và huyết áp tăng nhẹ trong tiền sản giật thường không quá nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, thai phụ không nên chủ quan, vì đây vẫn là biến chứng sản khoa nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.1. Mức độ nguy hiểm của sản giật đối với sản phụ

Tiền sản giật nhẹ: Ở mức độ này, thai phụ gặp tiền sản giật có nguy hiểm không? Tiền sản giật nhẹ thường xuất hiện khi thai nhi đã hơn 20 tuần. Trường hợp nhẹ, huyết áp của mẹ cao hơn 140/90 mmHg (nhưng không vượt quá 160/110mmHg) và không có biểu hiện bất thường nào khác cho cả mẹ và con.

Tiền sản giật nặng: Ở mức độ này, thai phụ gặp tiền sản giật có nguy hiểm không? Tiền sản giật nặng là tình trạng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng bao gồm huyết áp rất cao, trên 160/110mmHg, dấu hiệu về các vấn đề gan như đau bụng, men gan tăng cao, suy giảm chức năng thận với lượng nước tiểu ít, số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu), và sự phân hủy hồng cầu (tan máu). Tình trạng này cũng gây hạn chế tăng trưởng ở thai nhi.

mức độ nguy hiểm của tiền sản giật
Với các mẹ bầu, tiền sản giật có nguy hiểm không?

Sản giật: Sản giật là biến chứng của tiền sản giật nặng, được định nghĩa là cơn động kinh hoặc hôn mê không rõ nguyên nhân khi mang thai hoặc sau sinh ở phụ nữ có dấu hiệu hoặc triệu chứng tiền sản giật. Sản giật có thể dẫn đến xuất huyết nội sọ, đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Điều trị khẩn cấp là cần thiết để cứu sống cả hai.

Biến chứng HELLP: Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP – một biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Hội chứng HELLP đặc trưng bởi tình trạng tan huyết, giảm tiểu cầu, và tăng men gan. Khoảng 4 – 12% thai phụ mắc tiền sản giật có thể gặp phải hội chứng này.

Những thai phụ có sức khỏe yếu đang lo lắng không biết tiền sản giật có nguy hiểm không cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng trên bên phải,… và cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Hội chứng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể thai phụ, do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

4.2. Mức độ nguy hiểm của sản giật đối với thai nhi

Tiền sản giật là một căn bệnh rất nguy hiểm mà bất kỳ bà bầu nào cũng muốn tránh xa, do nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như: phù não, suy thận cấp, rối loạn đông máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, bong nhau thai, sinh non.

Đối ới thai nhi, tiền sản giật có nguy hiểm không?
Đối ới thai nhi, tiền sản giật có nguy hiểm không?

Nếu bé được sinh ra cũng dễ gặp các triệu chứng như chậm lớn, khó hấp thu, dễ gặp các vấn đề tim mạch. Các mẹ bầu khi tìm hiểu về tiền sản giật có nguy hiểm không cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát thường xuyên để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.

5. Phương pháp điều trị tiền sản giật

Bên cạnh việc hiểu rõ được tiền sản giật có nguy hiểm không, các mẹ bầu cũng cần nắm rõ các phương pháp điều trị tiền sản giật để biết cách xử lý bệnh kịp thời.

Các phương pháp điều trị tiền sản giật phổ biến hiện nay gồm:

5.1. Điều trị sản giật nhẹ

  • Theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp hai lần mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
  • Kiểm tra hàng tuần; nếu tình trạng xấu đi, cần nhập viện và điều trị tích cực.
  • Khi thai đủ tháng, nên chấm dứt thai kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Đảm bảo lượng nước (2–3 lít mỗi ngày), ăn nhiều đạm và hạn chế muối.

5.2. Điều trị sản giật nặng

Khi phát hiện sản phụ đã mắc tiền sản giật ở tình trạng nặng, người nhà cần nhập viện sớm và theo dõi chặt chẽ huyết áp của sản phụ. Đo huyết áp bốn lần mỗi ngày, theo dõi cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm tiểu cầu và hematocrit, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục. Việc điều trị tiền sản giật sẽ có 2 chế độ là:

Tiền sản giật nặng hoàn toàn có thể điều trị được
Tiền sản giật nặng hoàn toàn có thể điều trị được nhưng vẫn có thể kéo theo nhiều biến chứng nếu không được xử lý kịp thời

Điều trị nội khoa:

  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
  • Sử dụng thuốc an thần như Diazepam (tiêm hoặc uống).
  • Dùng Magnesium Sulfate.
  • Thuốc hạ huyết áp khi huyết áp đạt mức cao (160/110mmHg).
  • Thuốc giãn tiểu động mạch để tăng lưu lượng máu đến tim và thận, cải thiện lượng máu đến nhau thai.
  • Thuốc lợi tiểu chỉ dùng khi có nguy cơ phù phổi cấp và thiểu niệu.

Điều trị sản khoa và ngoại khoa:

  • Chấm dứt thai kỳ ở bất kỳ tuổi thai khi tiền sản giật nặng không đáp ứng điều trị hoặc xảy ra sản giật.
  • Ổn định tình trạng bệnh nhân trong vòng 24-48 giờ trước khi chấm dứt thai kỳ.
  • Sinh bằng phương pháp thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần chấm dứt thai kỳ nhanh chóng.

Lưu ý: Hãy liên hệ với các bác sỹ chuyên ngành hoặc các chuyên gia để được tiếp nhận tư vấn tốt nhất!

Nhìn chung, mức độ nguy hiểm của tiền sản giật là vô cùng nghiêm trọng. Chứng tiền sản giật có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, người nhà cần chăm sóc cho mẹ bầu một cách kỹ lưỡng và thường xuyên kiểm tra huyết áp một cách chặt chẽ để đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và bé.


zalo imgBack To Top