Hiện nay, dấu hiệu bệnh gout đang ngày càng xuất hiện sớm ở người trẻ. Bệnh gout là một bệnh lý viêm khớp, do hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất purin khiến axit uric trong máu tăng cao. Sau đó gây lắng đọng monosodium urat ở khớp, gây ra triệu chứng đau khớp và sưng tấy đột ngột. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gout sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tìm được phương hướng điều trị chứng bệnh quái ác này.
Xem Nhanh
1. Khái niệm bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm sưng khớp gây đau nhức thường kéo dài một hoặc hai tuần rồi tự hết. Dấu hiệu bệnh gout thường là các vết sưng do gout bắt đầu ở ngón chân cái hoặc các chi dưới. Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến sự hình thành các tinh thể hình kim trong và xung quanh khớp, gây viêm. Tuy nhiên, không phải ai có nồng độ axit uric cao cũng phát triển bệnh gút.
2. Các dấu hiệu bệnh gout phổ biến
Dưới đây là những dấu hiệu bệnh gout phổ biến giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả:
- Đau khớp dữ dội: Cảm giác đau thường xuất hiện tại các khớp như ngón chân cái, mắt cá, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Cơn đau thường nặng nhất vào khoảng 4 – 12 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện.
- Đau âm ỉ kéo dài: Sau khi trải qua cơn đau dữ dội của đợt gout cấp, người bệnh thường cảm thấy các dấu hiệu bệnh gout như đau âm ỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, và thường trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần tái phát.
- Sưng và đỏ ở khớp: Các khớp bị ảnh hưởng thường sưng to, đỏ và nóng.
- Giảm khả năng vận động của khớp: Bệnh khiến việc di chuyển ở vị trí các khớp bị tổn thương trở nên đau đớn và khó khăn hơn.
Dấu hiệu bệnh gout thường bắt đầu đột ngột và triệu chứng đau từ mạnh đến nhẹ thường xảy ra vào ban đêm. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh gout nào bất thường, hãy đến bệnh viện để kiểm tra sớm và làm các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác.
3. Nguyên nhân bệnh gout
Nguyên nhân chính gây bệnh gút là sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Lạm dụng bia rượu và chế độ ăn uống giàu đạm là những yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng axit uric, gây ra bệnh gút.
Axit uric, một sản phẩm của quá trình phân hủy purin từ DNA và RNA, sau khi hình thành sẽ đi vào máu và được thận lọc bỏ, đào thải ra khỏi cơ thể. Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao, thận không kịp xử lý, dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat trong các mô, đặc biệt là khớp xương, gây viêm nhiễm và đau nhức, dẫn đến các dấu hiệu bệnh gout.
Ngoài ra, có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh gút:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như hải sản, nấm, trứng, nội tạng.
- Bệnh thận như viêm cầu thận, suy thận, bệnh tim mạch như huyết áp cao, tim bẩm sinh.
- Dùng chất kích thích và uống bia rượu thường xuyên.
- Một số thuốc như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư, cao huyết áp.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh gút.
- Nam giới tuổi 30-60 có nguy cơ cao.
- Thừa cân, béo phì.
4. Cách chẩn đoán bệnh gout
Hiện nay, ngoài các dấu hiệu bệnh gout, cách chẩn đoán bệnh gout được sử dụng phổ biến là xét nghiệm acid uric trong máu. Thông thường, để xác nhận hoặc loại trừ bệnh, các bác sĩ cần hút và kiểm tra dịch khớp để tìm tinh thể axit uric. Nồng độ axit uric trong máu thấp làm giảm khả năng chẩn đoán bệnh gout, nhưng nồng độ cao và đau khớp không xác nhận bệnh. Trong đợt gút cấp, bệnh nhân có thể có mức axit uric bình thường hoặc thấp.
Ngay cả khi có nồng độ axit uric cao hoặc sưng khớp điển hình, các bệnh khác cần được loại trừ nếu không có dịch khớp. Viêm xương khớp, viêm khớp nhiễm trùng, giả gút (do tinh thể canxi pyrophosphate) và các bệnh tự miễn khác cũng gây cảm giác giống dấu hiệu bệnh gout.
Có ít nhất sáu cách tiêu chẩn đoán bệnh gout và tình trạng bệnh gồm:
- Sưng không đối xứng trên X-quang
- Viêm khớp ngón chân cái
- Tăng axit uric máu
- Nhiều hơn một cơn viêm khớp cấp
- Sưng đỏ khớp
- U nang dưới vỏ không xói mòn trên X-quang
- Nghi ngờ tophi
- Nuôi cấy dịch khớp âm tính trong đợt gút cấp
- Cơn đau khớp ngón chân cái
- Đau một khớp.
5. Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Thiết lập thực đơn khoa học và thói quen ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp ngăn bệnh gút tiến triển và giảm thiểu các dấu hiệu bệnh gout. Khi lựa chọn thực phẩm hàng ngày, cần biết rõ những loại nên ăn và nên tránh cho người bệnh gout.
Ngày | Thực đơn |
Thứ 2 |
|
Thứ 3 |
|
Thứ 4 |
|
Thứ 5 |
|
Thứ 6 |
|
Thứ 7 |
|
Chủ nhật |
|
Các món ăn trên đây đều đã được lựa chọn nhằm giảm thiểu lượng purin, giúp kiểm soát mức độ acid uric trong cơ thể và hỗ trợ điều trị, cải thiện dấu hiệu bệnh gout hiệu quả.
6. Người bị gout bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Nghiên cứu đã xác định một số loại thực phẩm cần loại bỏ ngay khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để dấu hiệu bệnh gout trở nặng:
- Đồ ngọt và đồ uống nhiều đường: Mứt sấy, bánh kẹo và đồ uống có gas chứa nhiều đường fructose làm tăng nồng độ axit uric do fructose phân hủy thành axit uric, gây tăng nguy cơ gout và các bệnh khác.
- Thịt đỏ: Thịt bò, cừu, và thịt thú rừng có lượng purin cao, khi chuyển hóa sẽ thành axit uric, dễ gây bệnh gút. Thay thế bằng thịt trắng như ức gà, cá sông.
- Nội tạng động vật: Gan, thận, dạ dày, và não chứa nhiều purin, là yếu tố chính tăng axit uric trong máu, dễ gây bùng phát gout.
- Bia, rượu: Đồ uống có cồn tăng sản xuất axit uric trong gan và cản trở thận thải axit uric, gây tích tụ tại các khớp, dẫn đến sưng, viêm, đau nhức.
- Hải sản: Sò điệp, động vật có vỏ như sò, ốc, hến chứa nhiều purin, tăng hàm lượng axit trong máu. Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua do chứa ít purine hơn.
Chế độ ăn uống của người bệnh gout cần tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn. Xây dựng thực đơn lành mạnh kết hợp với liệu trình điều trị giúp cải thiện sức khỏe tối ưu.
Các dấu hiệu bệnh gout thường rất rõ ràng. nếu bạn cảm thấy bản thân gặp phải các triệu chứng trên. Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để các dấu hiệu bệnh gout chuyển biến nặng sẽ rất khó điều trị.