Sâu răng luôn là cơn ác mộng của tất cả mọi người. Trong đó, sâu răng số 7 là một trong các vị trí thường bị sâu nhất và có thể mang lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho người bệnh. Nằm ở vị trí quan trọng trên cung hàm, vậy răng số 7 có nên nhổ hay không? Mất răng số 7 phải làm sao? Là những nỗi lo lắng của rất nhiều người.
Xem Nhanh
Sâu răng số 7 là răng nào?
Sâu răng số 7 là tình trạng sâu, ố ở vị trí răng thứ 7 do vệ sinh răng miệng không sạch các mảng bám thức ăn khiến vi khuẩn phát triển và tấn công, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, sâu răng số 7 có thể lây lan sang những vị trí răng xung quanh và biến tướng thành sâu răng toàn hàm.
Răng số 7 nằm sâu nhất trong hàm (trừ khi răng khôn chưa mọc hoặc đã bị nhổ). Đây là chiếc răng cối lớn thứ hai ở phía trên hàm, nằm liền kề giữa răng số 8 và răng số 6, có vai trò quan trọng trong việc nghiền thức ăn. Răng số 7 được coi là một trong những chiếc răng quan trọng nhất trong quá trình ăn nhai.
Răng số 7 chỉ mọc một lần và không trải qua giai đoạn thay răng sữa. Thường phát triển vào độ tuổi 12 – 13, vị trí của nó tập trung ở nhiều cơ bó hàm, nướu và mặt trong của má. Vì vậy, việc vệ sinh răng số 7 thường gặp khó khăn.
Tại sao răng số 7 hay bị sâu?
Lý do chính khiến răng số 7 hay bị sâu hơn những chiếc răng khác là do vị trí và vai trò đặc biệt của răng số 7 trên cung hàm.
Thông thường, răng số 7 sẽ cùng răng số 6 đóng vai trò nghiền vụn thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Thức ăn sau khi được nghiền nhỏ sẽ dễ dàng bám lại trên bề mặt và các khe rãnh của răng. Những mảnh vụn này rất khó vệ sinh nên dễ dàng bám lâu ngày trên răng và trở thành sâu kẽ răng số 7.
Nguyên nhân gây nên sâu răng số 7
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, đặc biệt là răng số 7, là do mảng bám thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn này tiết ra acid làm ăn mòn các thành phần vô cơ của răng, dẫn đến sâu răng.
Do vị trí răng số 7 nằm sâu trong cung hàm, việc vệ sinh răng này trở nên khó khăn hơn. Nếu không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, nguy cơ sâu răng là không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu hợp lý cũng góp phần gây sâu răng số 7 như:
- Thói quen ăn uống không đều đặn và hay thay đổi.
- Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, nước ngọt.
- Ăn các loại thức ăn có độ bám dính cao như tinh bột cũng dễ gây sâu răng số 7.
Những nguyên nhân này là yếu tố chính gây ra tình trạng sâu răng số 7. Do đó, để bảo vệ hàm răng chắc khỏe, chúng ta cần chú ý và ngăn ngừa các tác nhân này để tránh sâu răng.
Sâu răng số 7 có nguy hiểm không?
Sâu răng số 7 làm hạn chế khả năng nhai và nghiền thức ăn, đồng thời tăng nguy cơ tích tụ vi khuẩn trong lỗ sâu. Tình trạng này thường gây ê buốt và đau nhức kéo dài khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
Đau nhức do sâu răng thường dẫn đến chán ăn, suy giảm sức khỏe, mệt mỏi, stress, sụt cân và giảm sức đề kháng. Thức ăn không được nhai kỹ buộc dạ dày làm việc nhiều hơn, có thể gây đau dạ dày và giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Răng số 7 còn ảnh hưởng lớn đến cấu trúc răng xung quanh. Mất răng này có thể dẫn đến xô lệch hàm, thậm chí biến dạng khuôn mặ t. Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng số 7 có thể lây lan sang răng số 6 hoặc răng số 8, gây áp xe răng, viêm tủy hoặc viêm nha chu. Do đó, khi phát hiện răng số 7 bị sâu, cần sớm điều trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Sâu răng số 7 có nên nhổ không?
Các nha sĩ chỉ khuyến cáo chỉ nên nhổ răng số 7 trong các trường hợp răng bị sâu quá nặng, nứt vỡ, sứt mẻ, sâu đã vào đến tủy, chân răng lung lay, hoặc không còn khả năng tái tạo. Sau khi nhổ, người bệnh có thể lựa chọn trồng răng giả để thay thế răng đã mất. Nếu răng còn có thể khôi phục, nha sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị mà không cần nhổ.
Vị trí và chức năng đặc thù của răng số 7 làm cho việc nhổ răng này không hề đơn giản. Răng số 7 là răng vĩnh viễn, một khi đã nhổ bỏ sẽ không thể mọc lại. Mất răng số 7 ảnh hưởng lớn đến khả năng nhai, cắn thức ăn và về lâu dài, có thể gây tụt nướu, tiêu xương, xô lệch các răng khác, và biến dạng khuôn mặt.
Hơn nữa, nhổ sâu răng số 7 cũng rất nguy hiểm nếu như thực hiện sai kỹ thuật, lý do là vì chân răng số 7 tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng.
Mất răng số 7 phải làm sao?
Sau khi nhổ hoặc mất răng số 7, việc đầu tiên bạn cần làm tới nha sĩ để đánh giá mức độ ảnh hưởng và đề xuất phương pháp xử lý phù hợp.
Một số phương pháp xử lý sau khi mất răng số 7 là:
1. Trồng răng giả
Có 2 lựa chọn để thay thế răng số 7 đã mất phổ biến hiện nay là:
- Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một giải pháp phổ biến, trong đó răng giả được gắn vào các răng kế bên. Phương pháp này giúp khôi phục khả năng nhai và thẩm mỹ.
- Implant nha khoa
Implant nha khoa là phương pháp cấy ghép chân răng giả vào xương hàm, sau đó gắn răng giả lên. Đây là giải pháp bền vững và chắc chắn nhất, giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương và xô lệch các răng khác.
2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi trồng răng giả, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là rất quan trọng:
- Chải răng: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Dùng chỉ nha khoa: Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa để ngăn ngừa mảng bám.
- Súc miệng: Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Hạn chế đồ ăn ngọt, nước có gas và thực phẩm cứng gây hại cho răng. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu canxi để duy trì sức khỏe răng miệng. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá… gây ố vàng và sâu răng số 7.
4. Từ bỏ những thói quen xấu
Tránh các thói quen xấu như cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai hoặc nhai đồ cứng, hút thuốc… có thể làm hỏng răng giả.
5. Thăm khám định kỳ
Thăm khám nha sĩ định kỳ (6 tháng/lần) để kiểm tra tình trạng răng hiện tại và làm sạch răng. Đồng thời đảm bảo răng thay thế luôn ở trong tình trạng tốt.
Cách xử lý khi bị sâu răng số 7
Một số cách xử lý khi bị sâu răng số 7 phổ biến hiện nay gồm có:
1. Cách xử lý khi bị răng số 7 mới sâu (sâu bề mặt răng)
Sâu răng sẽ được tính từ khi các mảng bám bắt đầu xuất hiện ở răng mà không được làm sạch bằng bàn chải thông thường. Trong giai đoạn răng số 7 mới sâu, bạn có thể áp dụng một số cách chữa răng dân gian để hạn chế vi khuẩn phát triển:
- Sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh và muối bôi trực tiếp lên vùng sâu trên bề mặt răng.
- Dùng gừng kết hợp mật ong để diệt khuẩn và cải thiện men răng.
- Đập dập tỏi tươi hoặc ngâm tỏi với nước ấm để chấm lên vết sâu răng, nhờ hoạt chất allicin trong tỏi.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
- Sử dụng vỏ chanh tươi làm nước súc miệng hàng ngày để tăng hiệu quả sát khuẩn răng và khoang miệng.
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau và hạn chế vi khuẩn gây sâu răng số 7 phát triển. Để điều trị triệt để sâu răng, cần khám nha khoa để lấy cao răng, xác định mức độ sâu và có thể được bôi vecni fluor chống sâu răng nếu cần thiết.
2. Cách xử lý khi bị răng số 7 mới nặng (sâu bên trong răng)
Khi tình trạng sâu răng số 7 ở mức độ nặng, không thể tự chữa tại nhà mà cần sự can thiệp của bác sĩ Nha khoa. Bác sĩ thường sẽ đề xuất các phương pháp như hàn răng hoặc bọc sứ. Nếu răng đã bị sâu quá nặng, cần nhổ bỏ để bảo vệ các răng xung quanh và ngăn ngừa lây lan. Điều trị sớm giúp giảm đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng, đảm bảo các răng còn lại được duy trì tốt.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sâu răng trẻ em sớm và cách ngừa sâu răng
Hiện nay, sâu răng số 7 là tình trạng rất phổ biến ở độ tuổi trung niên trở đi. Để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng số 7, mọi người cần xây dựng chế độ ăn khoa học, chăm sóc răng miệng cẩn thận và thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ để tránh trường hợp sâu nặng sẽ rất khó điều trị.