Quai bị là bệnh lây truyền và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em. Xem ngay cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất, hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem Nhanh
1. Khái niệm bệnh quai bị
Bệnh quai bị là bệnh do virus Mumps thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, virus lan truyền trong không khí qua dịch tiết mũi, họng của người bệnh, khi khạc, nhổ, hắt hơi. Giai đoạn ủ bệnh vào khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 6 ngày sau khi các triệu chứng chấm dứt sẽ dễ dàng lây nhất.
Bệnh quai bị có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thường tập trung ở đối tượng trẻ em và vào các tháng thu – đông khi thời tiết trở lạnh.
2. Dấu hiệu bị quai bị ở trẻ
Trẻ em bị quai bị có những triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: chưa xuất hiện triệu chứng cụ thể, thường kéo dài 2 – 3 tuần khi cơ thể bị nhiễm virus.
- Giai đoạn khởi phát: dấu hiệu quai bị là cơ thể trẻ bắt đầu khó chịu, mệt mỏi, đau ở góc hàm, đau đầu, sốt cao lên đến 38 độ, sưng đau một hoặc hai tuyến nước bọt mang tai. Trẻ có biểu hiện bệnh quai bị như chán ăn, cảm giác ớn lạnh, sợ gió,…
- Giai đoạn toàn phát: triệu chứng bệnh bùng phát mạnh mẽ, tuyến nước bọt mang tai sưng to cả hai bên, sốt cao, vùng da tại chỗ sưng nóng đỏ. Khi trẻ há miệng ăn uống, nhai hay nuốt đều cảm thấy đau.
- Giai đoạn phục hồi: thông thường sau khoảng 1 tuần, các triệu chứng thuyên giảm dần, giảm sốt, tuyến nước bọt mang tai bớt sưng, bớt đau sau đó khỏi hẳn.
3. Quai bị có nguy hiểm không?
Bệnh quai bị là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp. Người bệnh quai bị nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ nhanh phục hồi. Ngược lại, nếu không có biện pháp sớm khắc phục các triệu chứng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những biến chứng quai bị nguy hiểm:
- Viêm tinh hoàn
- Viêm buồng trứng
- Viêm màng não
- Viêm cơ tim
- Viêm tụy
- Điếc tai
- Rối loạn chức năng gan
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu
4. Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị
Bệnh quai bị gây ra bởi virus Mumps, phổ biến tại nhiều quốc gia và tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, những nơi có điều kiện sống và vệ sinh kém. Tại Việt Nam, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên xuất hiện nhiều vào những tháng thu đông ở miền Bắc và Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ mắc quai bị từ 10 – 40 ca trên 100.000 dân.
5. Những cách cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất
5.1 Cách chữa quai bị bằng mật ong
Mật ong là dược liệu tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong mật ong chứa hàm lượng lớn các vitamin A, E, C và các khoáng chất tự nhiên như sắt, kẽm, photpho,…Cùng với các chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa sẽ ngăn chặn sự lây lan của virus quai bị.
Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng trong mật ong còn có tác dụng thúc đẩy phục hồi tế bào bị tổn thương sau thời gian nhiễm trùng do quai bị. Đồng cường tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Cách chữa quai bị bằng mật ong cũng khá đơn giản. Người dùng cần chuẩn bị 50 – 70 hạt xích tiểu đậu tán vụn, trộn đều với mật ong rồi đắp lên vị trí sưng. Thay thuốc mỗi ngày một lần chỗ sưng đau sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm.
5.2 Chữa quai bị nhanh nhất bằng gừng
Sử dụng gừng tươi là một trong những phương pháp chữa bệnh quai bị được nhiều người áp dụng. Gừng có hiệu quả kháng viêm, chống khuẩn, vừa giúp cải thiện miễn dịch và hạn chế sự phát triển của virus quai bị.
Bạn chỉ cần giã nhỏ gừng khô và đắp lên chỗ sưng. Lưu ý vì gừng có tính nóng nên chỉ dùng một lượng gừng vừa phải, không đắp quá lâu, tránh gây bỏng rát tại vùng da sử dụng.
5.3 Cách chữa quai bị tại nhà bằng tỏi
Tỏi được biết đến với công dụng chống lại vi khuẩn, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Chữa quai bị bằng tỏi sẽ làm giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian phục hồi của người bệnh.
Cách thực hiện là giã nát tỏi, sau đó hòa chung với giấm. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng da bị sưng, lưu ý chỉ dùng lượng tỏi để không làm tổn thương da, tránh gây tác dụng phụ.
5.4 Cách chữa quai bị bằng hạt gấc
Trong hạt gấc có chứa Phytochemical, một chất có công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa. Chữa quai bị bằng hạt gấc giúp giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
Bạn có thể sử dụng 2 – 3 hạt gấc, ngâm cùng 10ml rượu hoặc giấm thanh. Sau khi ngâm khoảng 1 ngày thì bôi lên chỗ sưng. Kiên trì áp dụng trong vài ngày sẽ thấy giảm đau, giảm sưng, bệnh nhanh khỏi.
5.5 Chữa quai bị nhanh nhất bằng chanh
Chanh và mật ong là sự kết hợp tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, kháng viêm, ngăn chặn sự lây lan của virus. Bạn cần pha 1 thìa mật ong với 200ml nước, thêm 20ml nước cốt chanh. Đây là thức uống tốt cho sức khỏe trong giai đoạn mắc quai bị.
5.6 Cách chữa quai bị bằng nghệ
Nghệ là thảo dược tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Không chỉ ức chế sự phát triển của virus mà các vitamin, khoáng chất trong nghệ còn hỗ trợ quá trình phục hồi rất tốt.
Người dùng cần trộn hỗn hợp bột nghệ và mật ong, đắp lên vị trí sưng trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm dần và chấm dứt. Lưu ý không đắp lên vùng da có vết thương hở hoặc đang chảy dịch.
Trên đây là những cách chữa quai bị nhanh nhất, làm giảm các triệu chứng sưng đau, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp người bệnh có biện pháp điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.