Cac dấu hiệu bệnh tiểu đường xuất hiện từ ảnh hưởng từ lượng đường dư thừa trong máu. Sự dư thừa này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như cảm thấy buồn nôn, khát nước, tê bì ở chân tay, và vết thương lâu lành. Đây là những dấu hiệu bệnh tiểu đường mà nhiều người thường không để tâm vì nghĩ đó là những vấn đề nhỏ.
Bệnh đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể do không ổn định nồng độ insulin (thiếu hoặc thừa).
Bệnh tiểu đường được chia thành hai loại chính dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh:
- Tiểu đường type 1: Cơ thể không sản xuất đủ insulin, thường chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, nhưng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh nhân trong tình trạng nặng có thể cần tiêm insulin hàng ngày.
- Tiểu đường type 2: Phổ biến nhất, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Nguy cơ mắc bệnh tăng nếu thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình.
Xem Nhanh
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Hầu hết các bệnh tiểu đường đầu có các dấu hiệu ban đầu như:
1. Cảm giác đói thường xuyên
Khi bạn ăn, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose, làm năng lượng cho tế bào. Tuy nhiên, để glucose đi vào tế bào, cần có insulin. Thiếu insulin hoặc sự kháng insulin làm cho glucose không thể được hấp thụ, khiến bạn cảm thấy đói hơn bình thường.
2. Cơ thể mệt mỏi và uể oải
Do thiếu insulin và glucose, cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi hơn so với bình thường.
3. Đi tiểu thường xuyên hơn
Người bình thường đi tiểu khoảng 4 đến 7 lần trong 24 giờ, nhưng người bị tiểu đường có thể phải đi nhiều hơn do thận không thể hấp thụ hết glucose trong máu, dẫn đến sản xuất nước tiểu nhiều hơn.
4. Khô miệng, khát nước và ngứa da
Do cơ thể sử dụng nước để đi tiểu, làm cho miệng khô và gây cảm giác khát nước, đồng thời dẫn đến da bị ngứa vì mất nước.
5. Da khô và ngứa
Do đi ngoài nhiều nên người bệnh luôn có cảm giác da bị khô và cảm giác ngứa ngày vì mất nước nhiều
6. Mờ mắt
Sự thay đổi mức độ chất lỏng trong cơ thể có thể làm thủy tinh thể trong mắt sưng lên, làm mờ thị lực và làm mất khả năng tập trung.
7. Giảm cân không chủ ý
Nếu cơ thể không thể sử dụng glucose từ thức ăn, nó sẽ đốt cháy cơ và mỡ để cung cấp năng lượng, dẫn đến giảm cân mà không có ý định.
8. Đau đầu thường xuyên
Nhức đầu có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết hoặc mức đường trong máu thấp. Điều này xảy ra khi glucose trong máu giảm đột ngột.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1
Những dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện đột ngột với những biểu hiện như:
- Thường xuyên cảm thấy bị khát hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều.
- Đái dầm bất thường ở trẻ.
- Luôn có cảm thấy rất đói.
- Cơ thể sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy cáu kỉnh hoặc có những thay đổi tâm trạng khác.
- Cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối.
- Tầm nhìn mờ và hạn chế hơn.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2
Trong tiểu đường loại 2, diễn biến thường rất âm thầm và có thể không có triệu chứng rõ ràng như tiểu đường loại 1. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển chậm.
Thực tế, bạn có thể sống với bệnh này trong nhiều năm mà không nhận biết. Chỉ khi bệnh phát triển, người bệnh mới nhận ra các dấu hiệu như:
- Nhiễm nấm men do lượng glucose cao. Các nhiễm trùng này có thể phát triển ở các vùng da nếp gấp ấm và ẩm.
- Thường xuyên cảm giác thèm ăn và khát nước.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Giảm cân không tự chủ
- Thị lực mờ mờ.
- Vết thương lâu lành.
- Nhiễm trùng thường xuyên.
- Cảm giác tê hoặc ngứa ở tay và chân.
- Các vùng da sẫm màu, thường là ở nách và cổ.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bệnh tiểu đường loại 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em từ 5-6 tuổi và 11-13 tuổi do biến đổi hormone. Bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng phổ biến ở trẻ em do béo phì.
Hãy liên hệ ngay tới bác sĩ nhi khoa ngay nếu con bạn có dấu hiệu bệnh tiểu đường như:
- Đói hoặc khát cực độ
- Đi tiểu thường xuyên, bao gồm đái dầm
- Mệt mỏi
- Thị lực mờ
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Cáu kỉnh, khó chịu hoặc hành vi bất thường
- Da sẫm màu, đặc biệt quanh cổ, háng và nách
- Nhiễm trùng lặp lại
- Nhiễm nấm âm đạo ở bé gái chưa dậy thì hoặc hăm tã ở trẻ do nấm men
Dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ
Các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ thường không gây biểu hiện rõ rệt. Hầu hết các trường hợp được phát hiện qua xét nghiệm đường huyết trong quá trình sàng lọc. Một số phụ nữ có thể có triệu chứng khi đường huyết quá cao (tăng đường huyết) như:
- Cơn khát tăng
- Đi tiểu thường xuyên
- Khô miệng
- Mệt mỏi
- Thị lực mờ
- Ngứa vùng sinh dục hoặc tưa miệng
Các triệu chứng này có thể phổ biến trong thai kỳ và không nhất thiết là dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường biến chứng
Nếu không kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, nhiễm toan ceton… Các dấu hiệu bệnh tiểu đường cảnh báo biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Vết loét hoặc vết cắt chậm lành
- Ngứa da, thường quanh vùng âm đạo hoặc háng
- Nhiễm trùng nấm men thường xuyên
- Tăng cân gần đây
- Thay đổi da sẫm màu, mượt mà ở cổ, nách và háng, gọi là bệnh acanthosis nigricans
- Tê và ngứa ran ở tay và chân
- Giảm thị lực
- Bất lực hoặc rối loạn cương dương (ED)
Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Xem thêm: Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường bắt đầu như cảm giác rất đói, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, khát nước, khô miệng, ngứa da và mờ mắt… Thông thường, các dấu hiệu của tiểu đường loại 1 xuất hiện nhanh chóng và nghiêm trọng hơn, trong khi tiểu đường loại 2 phát triển chậm.
Quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bệnh tiểu đường nào để sớm tìm ra phương hướng điều trị và bảo vệ sức khỏe một cách sớm nhất.