Đối với chị em không gì khó chịu hơn khi bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên đau bụng kinh có nguy hiểm hay không và phải làm sao để trị đau bụng kinh hiệu quả, hãy cùng Vitrue tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Xem Nhanh
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh hay thống kinh, là thuật ngữ y khoa nói về tình trạng có những cơn đau co thắt, cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xảy ra trước và trong thời gian hành kinh do tử cung co bóp. Đây là hiện tượng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Thông thường cơn đau ở mức độ nhẹ, nhưng ở một số phụ nữ có cơn đau nặng hơn khiến họ không thể làm các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày trong vài ngày.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng hành kinh có thể do nhiều nguyên nhân, biểu hiện của chúng cũng rất đa dạng. Người có u cơ dưới niêm mạc tử cung, người có cơ quan sinh dục bị dị tật như cổ tử cung hẹp… đều có thể bị đau bụng hành kinh. Sự có mặt của những vật lạ trong tử cung (như vòng tránh thai) cũng có thể kích ứng tử cung, gây ra sự đau đớn.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau bụng hành kinh có thể nêu ra những phương diện sau:
Sự co bóp quá mức của tử cung
Bình thường trứng sẽ rụng hàng tháng nếu không gặp được tinh trùng. Lúc này tử cung sẽ hoạt độn co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra ngoài cơ thể. Trong lúc tử cung co lại, các mạch máu ở niêm mạc tử cung cũng bị nén lại. Điều này làm cho các mô trong tử cung bị thiếu ô-xy, từ đó tiết ra các chất gây co bóp tử cung mạnh hơn và gây đau hơn.
Ngoài ra, trong thời kỳ đầu ngày kinh, một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên là prostaglandin. Chất này khiến các cơ ở tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, từ đó làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.
Các bệnh lý phụ khoa
Những bệnh lý làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh gồm:
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm vùng chậu
- Hẹp cổ tử cung
- Bệnh tuyến cổ tử cung.
Đau bụng kinh có nguy hiểm không
Chị em có thể bị mắc bệnh lý nghiêm trọng nếu đau bụng kinh xuất hiện sớm hơn và kéo dài lâu hơn so với cơn đau bụng kinh thông thường, trong số đó có những bệnh như:
U xơ tử cung
Những khối u không ác tính gây ép lên tử cung làm rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Nữ giới bị bệnh lý này sẽ thấy nhiều dấu hiệu khó chịu như đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu, tiểu khó, táo bón, rong kinh, cường kinh…
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có thể nằm trong cơ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, ở đường tiêu hóa dưới hoặc bàng quang. Những khối mô nội mạc này sinh trưởng sẽ gây sưng, viêm và chảy máu tại chỗ “đi lạc”, gây ra những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.
Hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung bị hẹp sẽ làm cho việc lưu thông máu trong kỳ kinh gặp trở ngại hơn, dẫn đến chị em có cảm giác đau bụng nhiều hơn.
Viêm vòi trứng
Bệnh lý này ảnh hưởng đến khung xương chậu, vì vậy chị em sẽ thấy bị đau bụng trước và trong kỳ kinh, có thể đau không liên quan đến kỳ kinh. Ngoài ra, bệnh viêm vòi trứng còn gây ra nhiều dấu hiệu khác như rối loạn kinh nguyệt, khí hư có màu lạ, chóng mặt, buồn nôn…
Ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng, khi các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn có thể gây ra nhiều dấu hiệu khác như đau bụng kinh mãnh liệt, đau vùng chậu, đau khi quan hệ, tiết dịch âm đạo bất thường… vì vậy chị em không được coi nhẹ.
Cách trị đau bụng kinh ngay tại nhà đơn giản, hiệu quả
Đau bụng kinh làm sao để hết là điều nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà mà chị em có thể thử.
Chườm ấm bụng
Chườm nóng vùng bụng dưới là cách giảm đau bụng kinh đơn giản và hiệu quả nhất. Chị em có thể dùng túi chườm nóng, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để giữ ấm vùng bụng dưới.
Chườm ấm bụng là cách giảm đau hiệu quả nhất mà chị em nên thử
Tắm nước ấm
Để giảm đau bụng kinh goài việc chườm ấm bụng, chị em cũng nên tắm nước ấm giúp điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể giúp làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em nên uống nhiều nước ấm để thúc đẩy lưu lượng máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể giúp làm giảm tình trạng thiếu máu và oxy giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn.
Massage vùng bụng dưới
Khi xuất hiện các cơn đau bụng kinh, chị em nên dùng tay làm ấm và xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới. Thực hiện massage đúng cách giúp làm các giãn cơ bụng dưới đang bị căng cứng, từ đó làm giảm cơn co thắt tử cung đột ngột giúp giảm đau bụng kinh.
Tập luyện nhẹ nhàng
Nhiều chị em thường nghĩ rằng trong ngày hành kinh nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Tuy nhiên việc tập luyện nhẹ nhàng trong thời gian này giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em nên lựa chọn các bài tập giúp kéo dãn vùng lưng dưới và cơ bụng giúp máu lưu thông đi khắp cơ thể từ đó giúp giảm đau bụng kinh.
Uống Vitrue Lady
Vitrue Lady là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như thiên môn chùm, đông trùng hạ thảo, trái nhàu cùng nhiều vitamin và khoáng chất giúp kích thích sản xuất estrogen tự nhiên cho cơ thể, tăng nồng độ hormone sinh dục nữ. Do vậy Vitrue Lady giúp tăng cường và cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới.
Tuy nhiên Vitrue Lady không phải là thuốc giảm đau tức thời nên bạn cần thời gian để sản phẩm phát huy tác dụng. Thông thường bạn nên sử dụng đều đặn sau 2-3 tuần sẽ nhận thấy cảm giác đau bụng kinh thuyên giảm rõ rệt. Đặc biệt vì cơ chế của sản phẩm là kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố tự nhiên nên nếu bạn duy trì sử dụng đều đặn sau 2-3 tháng sẽ không còn bị đau bụng kinh nữa.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc đau bụng kinh có nguy hiểm không và cách trị đau bụng kinh tại nhà. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này.