Thông thường, mọi người thường có xu hướng tìm kiếm các mẹo chữa hội chứng ruột kích thích vì không muốn phải làm dụng đến thuốc. Bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa hội chứng ruột kích thích để nâng cao hiệu quả điều trị.
Hội chứng ruột kích thích (IRR – Irritable Bowel Syndrome) là một rối loạn chức năng phổ biến của ống tiêu hóa, chủ yếu là ở đại tràng. Bệnh lý này thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, khí đầy bụng, tiêu chảy xen kẽ với táo bón và thay đổi thói quen đi ngoài mà không có tổn thương vật lý hoặc thay đổi cấu trúc nào trên đường tiêu hóa.
Xem Nhanh
- Hội chứng ruột kích thích có tự chữa tại nhà được không?
- Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích an toàn, hiệu quả nhanh chóng
- 1. Mẹo chữa bằng tâm lý
- 1.1. Nhận thức về cơ thể
- 1.2. Nhận diện và thay đổi suy nghĩ tiêu cực
- 1.3. Kiểm soát căng thẳng, lo âu
- 1.4. Thay đổi hành vi
- 1.5. Các kỹ năng xử lý tình huống
- 2. Mẹo chữa bằng châm cứu
- 3. Mẹo chữa bằng lá mơ lông
- 4. Mẹo chữa bằng massage bụng
- 5. Mẹo chữa bằng củ sen
- 6. Mẹo chữa bằng nghệ với mật ong
- 7. Mẹo chữa bằng cây lược vàng
- 8. Mẹo chữa bằng củ riềng
- Thực đơn chữa hội chứng ruột kích thích
- Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không?
Hội chứng ruột kích thích có tự chữa tại nhà được không?
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào xác định nguyên nhân cụ thể, trực tiếp gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, thực phẩm là một trong những yếu tố kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến các cơn co thắt, đau bụng, và khó chịu.
Các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra hầu hết các trường hợp hội chứng ruột kích thích đều có liên quan tới sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm có thể ảnh hưởng lớn đến bệnh.
Một thử nghiệm lâm sàng gần đây kết luận rằng các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà có thể giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, trước khi tự điều trị, người bệnh nên khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý thực thể và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Các phương pháp điều trị IBS cũng cần tùy chỉnh dựa trên loại bệnh. IBS được chia thành bốn loại: hội chứng ruột kích thích thể táo bón, hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (gồm tiêu chảy và táo bón), và hội chứng ruột kích thích không xác định.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích an toàn, hiệu quả nhanh chóng
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích (IBS) chủ yếu tập trung vào điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Phác đồ điều trị được cá nhân hóa dựa trên các triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp với triệu chứng của bệnh, đồng thời hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn uống, bao gồm những chất cần bổ sung và các loại thực phẩm, chất cần tránh để không gây kích thích hay dị ứng cho hệ tiêu hóa.
Đồng thời, bạn hãy áp dụng một số mẹo chữa hội chứng ruột kích thích để nâng cao hiệu quả điều trị như:
1. Mẹo chữa bằng tâm lý
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý CBT tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu hóa của bệnh nhân. Dưới đây là cách thực hiện CBT có thể giúp kiểm soát các triệu chứng tiêu hóa:
1.1. Nhận thức về cơ thể
- CBT giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về cách cơ thể phản ứng với căng thẳng và lo âu, từ đó họ có thể nhận diện sớm các dấu hiệu cảnh báo và áp dụng các kỹ thuật đối phó trước khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Bệnh nhân học cách lắng nghe cơ thể và điều chỉnh hành vi để giảm bớt triệu chứng.
1.2. Nhận diện và thay đổi suy nghĩ tiêu cực
- Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý CBT giúp bệnh nhân nhận diện các suy nghĩ tiêu cực liên quan đến triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như lo lắng quá mức về cơn đau hoặc tiêu chảy.
- Bệnh nhân được hướng dẫn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực và hợp lý hơn, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
1.3. Kiểm soát căng thẳng, lo âu
- Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng CBT dạy các kỹ thuật quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thở sâu, thiền định và thư giãn cơ bắp tiến triển.
- Những kỹ thuật này giúp bệnh nhân kiểm soát căng thẳng và lo âu, từ đó giảm các triệu chứng tiêu hóa.
1.4. Thay đổi hành vi
- Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý CBT giúp bệnh nhân nhận diện và thay đổi các hành vi tiêu cực, chẳng hạn như tránh mối lo lắng về triệu chứng bệnh tái phát đột ngột.
- Bệnh nhân học cách thực hiện các hoạt động mà không lo lắng quá mức về triệu chứng tiêu hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống.
1.5. Các kỹ năng xử lý tình huống
- Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý CBT cung cấp cho bệnh nhân các kỹ năng đối phó hiệu quả với các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như thiết lập kế hoạch ăn uống và quản lý các yếu tố kích thích tiêu hóa.
- Bệnh nhân học cách đối phó với các tình huống căng thẳng một cách hiệu quả hơn, giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý CBT không chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng tiêu hóa mà còn cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
2. Mẹo chữa bằng châm cứu
Các điểm châm cứu giúp kích thích hệ thần kinh, giải phóng các chất hóa học và hormone tạo cảm giác dễ chịu. Điều này có thể làm giảm đau đớn, căng thẳng và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Tuy nhiên, để mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng châm cứu được hiệu quả phải tìm kiếm các chuyên gia chứ không phải châm bừa bãi là được.
3. Mẹo chữa bằng lá mơ lông
Sử dụng nước lá mơ lông là một mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả và an toàn. Loại nước này có khả năng cải thiện các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, và chướng bụng. Bạn có thể hái một nắm lá mơ lông, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, giã nát và vắt lấy nước cốt để uống hàng ngày.
4. Mẹo chữa bằng massage bụng
Theo Đông y, mẹo chữa hội chứng ruột kích thích có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt. Việc tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp thúc đẩy lưu thông máu, điều hòa khí huyết và loại bỏ huyết ứ, mang lại hiệu quả tích cực.
Cách thực hiện:
- Chọn tư thế nằm ngửa hoặc nửa ngồi.
- Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón giữa ấn vào huyệt Thiên khu ở hai bên trong 1 phút. Huyệt Thiên khu nằm cách rốn 2 tấc.
- Xoa bóp huyệt Ngưu tất có tác dụng điều hòa đường ruột, bổ khí, giảm phù thũng, giúp phòng và chữa đau bụng quanh rốn, đầy bụng, trướng bụng, biếng ăn, ăn không tiêu, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ…
5. Mẹo chữa bằng củ sen
Bạn có thể mua củ sen, chế biến sạch và nấu cháo hoặc các món ăn khác. Sau một tháng, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Lợi ích của mẹo chữa hội chứng ruột kích thích này là do củ sen chứa các chất giúp giảm nhu động ruột và thải độc hiệu quả.
6. Mẹo chữa bằng nghệ với mật ong
Nghệ có tác dụng chống viêm và làm lành vết thương, nên được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian trị bệnh tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích. Kết hợp nghệ và mật ong giúp tăng hiệu quả của mẹo chữa hội chứng ruột kích thích, vì cả hai đều tốt cho đường ruột.
Cách thực hiện: Trộn 200g tinh bột nghệ với 100ml mật ong thành hỗn hợp nhuyễn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê, ngày dùng 2 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút.
7. Mẹo chữa bằng cây lược vàng
Sử dụng cây lược vàng là một mẹo chữa hội chứng ruột kích thích rất thú vị. Thành phần trong cây lược vàng có thành phần tự nhiên giúp an thần và giảm co thắt ruột.
Cách thực hiện: Nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, chia làm 3 lần mỗi ngày. Hoặc, cắt nhỏ lá, ngâm trong bình thủy tinh với 1 lít nước sôi trong 12 giờ, chia uống nhiều lần trong ngày.
8. Mẹo chữa bằng củ riềng
Theo các chuyên gia tiêu hóa, củ riềng kết hợp với mật ong và lá lốt có tác dụng giải độc và làm lành vết loét đường ruột. Đây là một trong những mẹo chữa hội chứng ruột kích thích tự nhiên rất hiệu quả.
- Cách thực hiện 1: Rễ và vỏ củ riềng 50g, gừng khô 6g, đun sôi kỹ để lấy nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Cách thực hiện 2: Củ riềng 20g, lá lốt 20g, sắc lấy nước dùng thay cho nước lọc hàng ngày.
Thực đơn chữa hội chứng ruột kích thích
Đối với những người bị hội chứng ruột kích kích, bác sĩ thường khuyên dùng khoảng 10-25g chất xơ hoà tan mỗi bữa ăn. Dưới đây là gợi ý thực đơn chữa hội chứng ruột kích thích mà mọi người có thể tham khảo:
Thực đơn ngày 1:
- Sáng: Bánh mì lúa mạch nướng, 1 trái chuối.
- Trưa: Salad rau xanh pha thêm quinoa, cà chua, dầu oliu.
- Chiều: Cá hồi nướng, cơm gạo lứt, rau cải xà lách.
Thực đơn ngày 2:
- Sáng: Cháo yến mạch với hạt chia và mứt dâu.
- Trưa: Cơm gạo lứt hấp, thịt gà nướng, rau luộc.
- Chiều: Canh rau mồng tơi, bánh mì sandwich tự làm với thịt nguội và rau sống.
Thực đơn ngày 3:
- Sáng: Smoothie trái cây (chuối, dâu, nho) kèm yến mạch.
- Trưa: Súp cà rốt, salad tổng hợp (rau xanh, cà chua, hạt chia), dressing balsamic.
- Chiều: Cơm hạt sen, thịt lợn xào rau cải.
Thực đơn ngày 4:
- Sáng: Bánh mì nướng ăn kèm trứng chiên và rau.
- Trưa: Salad gà xào dầu hào, cơm gạo lứt.
- Chiều: Cá basa kho tộ, canh rau cải thảo.
Thực đơn ngày 5:
- Sáng: Cháo hạt sen nấu với nấm và thịt gà.
- Trưa: Bún gạo xào thịt bò, rau xà lách.
- Chiều: Canh cải ngọt, cá nướng, cơm trắng.
Thực đơn ngày 6:
- Sáng: Bánh mì nguyên hạt ăn kèm pho mát và trái cây.
- Trưa: Salad trộn tôm, rau răm, dầu oliu, cơm gạo lứt.
- Chiều: Sườn non nướng, xào rau muống.
Thực đơn ngày 7:
- Sáng: Smoothie chế biến từ dâu, chuối và hạt chia.
- Trưa: Cơm hạt sen, thịt gà rang muối, rau luộc.
- Chiều: Canh đậu hũ nấu cải chua, cá viên chiên.
Hãy nhớ rằng các thực đơn nên được điều chỉnh phù hợp với từng người dựa trên các triệu chứng và khả năng hấp thụ của cơ thể. Bên cạnh đó, hãy chú ý ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, và hạn chế sự căng thẳng đột ngột của đường tiêu hóa.
Đồng thời, đừng quên kết hợp với các mẹo chữa hội chứng ruột kích thích để năng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không?
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý không nguy hiểm và có tính chất lành tính, không đe dọa đến tính mạng. Nhưng điều quan trọng là bệnh thường khó có thể chữa khỏi hoàn toàn do thường có thể tái phát.
Tuy vậy, nếu bệnh nhân biết cách điều tiết chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và mẹo chữa hội chứng ruột kích thích, đôi khi bệnh có thể tự điều trị.
Xem thêm: Nhận biết 7 triệu chứng hội chứng ruột kích thích điển hình
Các mẹo chữa hội chứng ruột kích thích tuy hiệu quả nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ của bệnh hoặc sử dụng kết hợp với điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp tình trạng nặng hơn, cần đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Cần sử dụng thuốc tuân thủ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định và khuyến cáo.