8 biểu hiện sốt xuất huyết điển hình ở người lớn và trẻ em


Nhiều người thường nhầm lẫn các biểu hiện sốt xuất huyết với nhiều bệnh cảm sốt thông thường, dẫn tới việc chủ quan trong điều trị khiến bệnh trở nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết của người lớn và trẻ em có những biểu hiện điển hình nào?

1. Khái niệm sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh cảm sốt virus do loài muỗi vằn lây truyền, bệnh có một số triệu chứng giống cúm nặng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Sốt xuất huyết được xem có thể gây ra đại dịch với tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Bệnh phổ biến ở các khu đô thị nghèo, ngoại ô, nông thôn và cả các khu dân cư khá giả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua, với 50-100 triệu ca mỗi năm tại hơn 100 quốc gia, đe dọa gần một nửa dân số thế giới.

biểu hiện sốt xuất huyết 1
Sốt xuất huyết là căn bệnh sốt virus cực kỳ nguy hiểm ở các nước Đông Nam Á

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue, được truyền qua muỗi Aedes aegypti, còn gọi là muỗi vằn. Muỗi này sinh sôi mạnh ở các khu vực ao tù, nước đọng, đặc biệt vào mùa mưa, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thường xuyên cảnh báo về việc phòng chống sốt xuất huyết.

Khi muỗi đốt người mang mầm bệnh, virus sẽ vào cơ thể muỗi và sau 8-11 ngày, di chuyển đến tuyến nước bọt. Sau đó, khi muỗi đốt người khỏe mạnh, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển thành bệnh và xuất hiện các biểu hiện sốt xuất huyết.

2. Biểu hiện sốt xuất huyết điển hình

Các biểu hiện sốt xuất huyết ở người và trẻ nhỏ thường không khác nhau quá nhiều. Thông thường, khi nhiễm phải virus Dengue, người bệnh sẽ gặp một số biểu hiện sốt xuất huyết điển hình như là:

2.1. Biểu hiện sốt xuất huyết thể nhẹ (không biến chứng)

Hầu hết người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện sốt xuất huyết thể nhẹ và không có biến chứng, dù là người lớn hoặc trẻ nhỏ. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của bệnh sẽ triệu chứng sốt cao đột ngột (từ 2 – 7 ngày sau khi bị muỗi truyền bệnh) đi kèm với các biểu hiện khác là:

biểu hiện sốt xuất huyết 2
Các biểu hiện sốt xuất huyết thường không quá nghiêm trọng nên mọi người hoàn toàn có thể điều trị tại nhà
  • Nhức mỏi mắt.
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ khớp.
  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Phát ban, xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng khi có tác động.

2.2. Biểu hiện sốt xuất huyết thể nặng (xuất huyết nội tạng)

biểu hiện sốt xuất huyết 3
Nếu gặp phải các triệu chứng xuất huyết mọi người cần nhập viện ngay lập tức

Người bệnh ở mức độ này có thể gặp các tình trạng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não. Ban đầu nhiều người sẽ chỉ gặp biểu hiện sốt xuất huyết đơn giản như đau nhức đầu và sốt nhẹ. Nhưng chỉ sau 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu đi ngoài ra máu, chất thải có màu đen hoặc dính máu tươi, người mệt mỏi, tái xanh, cơ thể bắt đầu nổi các chấm xuất huyết đỏ.

Trường hợp xuất huyết não thì sẽ khó nhận biết hơn vì biểu hiện sốt xuất huyết thường không rõ ràng. Người bệnh thường chỉ xuất hiện sốt và mệt mỏi, sau đó là liệt tay, chân, dần dần đến nửa người rồi dẫn đến Tử Vong.

2.3. Biểu hiện sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

biểu hiện sốt xuất huyết 4
Các biểu hiện của hội chứng sốc sốt xuất huyết thường rất nặng và cần được hỗ trợ điều trị bằng thiết bị y tế chuyên dụng

Đây là dạng bệnh nặng nhất của sốt xuất huyết ở người trưởng thành, bao gồm toàn bộ các biểu hiện sốt xuất huyết ở dạng nhẹ, kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng như chảy máu không kiểm soát, mất huyết tương từ mạch máu và hạ huyết áp.

Cá nhân mắc phải thường trải qua giai đoạn này sau một lần nhiễm trước đó, khi hệ thống miễn dịch đã phản ứng với virus thông qua tiếp xúc trước đó, hoặc do tiêm vắc xin. Khoảng từ 2 đến 5 ngày sau khi mắc bệnh, biểu hiện sốt xuất huyết sẽ tiến triển nhanh chóng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và có thể gây tử vong.

3. Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo khuyến cáo của bộ y tế

Sốt xuất huyết tuy nguy hiểm nhưng không phải ai cũng cần nhập viện mới có thể điều trị. Tùy theo tình trạng, biểu hiện sốt xuất huyết bác sĩ sẽ quyết định cho bệnh nhân nhập viện hoặc chăm sóc tại nhà. Với mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú bằng cách nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt, bù dịch bằng nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch điện giải, và nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

3.1. Theo dõi thân nhiệt

Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường sẽ sốt cao như các loại sốt virus khác và chưa có biến chứng. Gia đình cần giúp bệnh nhân giảm nhiệt bằng cách chườm mát ở nách, bẹn, lau cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại virus, nhưng lạm dụng Paracetamol liều cao có thể gây ngộ độc gan và giảm khả năng miễn dịch. 

biểu hiện sốt xuất huyết 7
Người bị sốt xuất huyết thường có thể lên cơn sốt thất thường nên cần được theo dõi thân nhiệt thường xuyên

Theo dõi sát nhiệt độ, nếu duy trì ở mức cao 39-40 độ C không giảm, hoặc có triệu chứng như mệt lả, vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.

3.2. Sử dụng thuốc hạ sốt

biểu hiện sốt xuất huyết 8
Người bệnh nên ưu tiên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây độc cho gan và thận, đặc biệt khi dùng liều cao (15g/ngày cho người lớn) hoặc kéo dài hơn một tuần. Người nghiện rượu có nguy cơ cao bị ngộ độc gan. Liều dùng Paracetamol cho bệnh nhân sốt xuất huyết là 15mg/kg thể trọng, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ, không quá 3 lần/ngày.

3.3. Nghỉ ngơi

biểu hiện sốt xuất huyết 9
Mệt mỏi là biểu hiện sốt xuất huyết của hầu hết người bệnh nên cần được nghỉ ngơi

Người bệnh thường có biểu hiện sốt xuất huyết như sốt cao , mệt mỏi, đau mỏi người, nên cần nghỉ ngơi đầy đủ để mau phục hồi. Ngủ nhiều giúp cơ thể tự tái tạo năng lượng và phục hồi tổn thương, vì giấc ngủ kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng.

3.4. Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý

biểu hiện sốt xuất huyết 10
Vệ sinh mắt mũi miệng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh hạn chế được ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống

Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch, hạn chế viêm nhiễm, và bảo vệ sức khỏe. Vệ sinh mũi loại bỏ bụi bẩn, dịch nhầy, giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng, hỗ trợ hô hấp, tăng không khí lưu thông, hạn chế tổn thương vùng mũi như phù nề, sưng viêm, giúp quá trình hồi bệnh sốt xuất huyết phục nhanh hơn.

3.5. Bổ sung nước và điện giải

Bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ (độ 1 và 2) nên bù dịch bằng nước lọc, nước trái cây hoặc Oresol. Chỉ truyền dịch khi người bệnh nôn nhiều, không thể uống. Truyền dịch nên thực hiện tại cơ sở y tế. Khi biểu hiện sốt xuất huyết nặng hơn, huyết tương thoát ra nhiều, sốt cao mất nước, cần truyền dịch như Ringer Lactate do bác sĩ chỉ định.

3.6. Cân đối chế độ dinh dưỡng

biểu hiện sốt xuất huyết 11
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sẽ giúp bé khỏi bệnh ổn định sức khỏe, mau chóng hơn

Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần dựa trên biểu hiện sốt xuất huyết và nhu cầu từng giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn đầu: Ăn lỏng, phù hợp khi sốt cao.
  • Giai đoạn hạ sốt: Ăn nhẹ, khi cơn sốt giảm và bệnh nhân hồi phục.
  • Giai đoạn hồi phục: Ăn uống bình thường.

Sốt xuất huyết có thể làm giảm tiểu cầu, do đó bệnh nhân cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein và chất béo tốt cho sức khỏe tủy xương. Ưu tiên thực phẩm tăng tiểu cầu, giàu calo, đạm, ít béo, nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, súp rau củ, nước dừa để phục hồi nhanh chóng.

4. [Giải đáp] Sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp thông thường. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) khi đốt người mắc bệnh hoặc nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó đốt người khỏe mạnh, truyền virus qua vết đốt. Từ đó, sốt xuất huyết có thể lan truyền và phát triển thành dịch. 

biểu hiện sốt xuất huyết 5
Sốt xuất huyết không phải bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp

Trong ổ dịch, mỗi trường hợp mắc bệnh điển hình có hàng chục người mang virus tiềm ẩn, không có biểu hiện sốt xuất huyết nhưng vẫn là nguồn lây bệnh tiềm tàng. Trong mùa dịch, khó đảm bảo bạn không nằm trong ổ dịch hoặc xung quanh không có người mang virus tiềm ẩn. Mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus Dengue đều có thể mắc bệnh. Do đó, cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

5. Một số triệu chứng hậu sốt xuất huyết

Thông thường, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề hậu sốt xuất huyết. Những triệu chứng hậu sốt xuất huyết này không đáng lo ngại và chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng vẫn cần có chế độ chăm sóc riêng để người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe một cách toàn diện.

biểu hiện sốt xuất huyết 6
Hầu hết mọi người đều sẽ gặp một số triệu chứng hậu sốt xuất huyết sau khi khỏi bệnh

Một số triệu chứng hậu sốt xuất huyết phổ biến là:

  • Rụng tóc nhiều: Nhiều người mắc sốt xuất huyết gặp tình trạng rụng tóc và lông. Nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tờ The Frontiers in Cellular and Infection Microbiology cho thấy, dù không vĩnh viễn, nhưng hệ miễn dịch suy yếu ảnh hưởng đến các nang tóc, nang lông và cần thời gian để phục hồi.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Người bị sốt xuất huyết thường thiếu vitamin và khoáng chất, góp phần vào tình trạng đau khớp. Nghiên cứu cho thấy họ thiếu vitamin D, B12, E và vi chất dinh dưỡng quan trọng khác, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và rối loạn cơ thể.
  • Mệt mỏi, không có cảm giác ngon miệng, sụt cân: Hậu sốt xuất huyết, người bệnh thường vẫn còn cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, đắng miệng… Điều này khiến họ mất đi cảm giác thèm ăn, dẫn đến cơ thể càng mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng và sút cân nghiêm trọng.
  • Đau nhức cơ khớp: Đau khớp và cơ thường xảy ra trong và sau khi mắc sốt xuất huyết, đặc biệt là khi bệnh nặng. Hội chứng mệt mỏi mãn tính cũng gặp ở nhiều bệnh nhân, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng kéo dài. Đau đa khớp có thể nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường, bệnh gan hoặc thận.
  • Trầm cảm, lo lắng thất thường: Nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Hệ thống Sức khỏe Tâm thần cho thấy, bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Hội chứng sốc sốt xuất huyết là vấn đề nghiêm trọng, có thể dẫn đến hạ huyết áp nếu không chăm sóc tốt sau khi bệnh tái phát.

Có thể thấy, sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm. Biểu hiện sốt xuất huyết có thể chuyển biến nặng nhanh chóng chỉ sau vài ngày, khiến nhiều người không kịp đi khám và điều trị. Nhiều trường hợp tự mua thuốc uống tại nhà, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng và việc điều trị khó khăn hơn. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang có biểu hiện sốt xuất huyết, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe.


zalo imgBack To Top