8 bài thuốc từ trái nhàu theo y học cổ truyền


Các bài thuốc từ trái nhàu từ lâu đã Y học cổ truyền áp dụng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như chóng mặt, đau đầu, đau khớp, mất ngủ… Cho đến nay, trái nhàu vẫn tiếp tục được Y học hiện đại nghiên cứu và phát triển thành nhiều phương thuốc hữu dụng. Vậy các bài thuốc Y học cổ truyền từ trái nhàu được thực hiện như thế nào?

Công dụng của trái nhàu theo Y học Cổ truyền

Trái nhàu là loại trái tụ có màu xanh, khi chín thì chuyển sang trắng hoặc vàng. Trái nhàu khá mềm, mọng nước nhưng lại dễ bị bã và có mùi nồng hơi đặc trưng. Trái nhàu khi để ngoài trời lâu sẽ chuyển dần thành màu nâu đen.

bài thuốc từ trái nhàu 1
Không ít người vẫn còn khá nghi ngờ về công dụng thực sự của trái nhàu

Trái nhàu có vị cay nồng, hăng, tính mát và được Đông Y quy vào Kinh thậnĐại trường.

Theo Y học cổ truyền, trái nhàu có công dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh và hoạt huyết. Trái nhàu được sử dụng chủ yếu để trị táo bón, băng huyết, tiểu tiện không thông, điều hòa kinh nguyệt, bạch đới, hạ sốt, chữa ho, hen, giảm đau nhức xương khớp… Ngoài ra, bài thuốc từ trái nhàu  còn có tác dụng tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Một số bài thuốc từ trái nhàu theo Y học cổ truyền

bài thuốc từ trái nhàu 2
8 bài thuốc từ trái nhàu theo Y dược cổ truyền được các dược sĩ khuyên dùng

Dưới đây là một số bài thuốc từ trái nhàu theo Y học cổ truyền được các dược sĩ Đông y khuyên dùng, gồm:

1. Bài thuốc trị đau đầu, đau nửa đầu từ trái nhàu

Thành phần: 20g quả nhàu, 12g rau má, 12g củ gấu, 10g hàu muối trần.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào 500ml nước, sắc còn 250ml. Uống 2 lần mỗi ngày và sử dụng khi thuốc còn nóng để đạt hiệu quả tối ưu.

2. Bài thuốc an thần, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh từ trái nhàu

Thành phần: 20g quả nhàu khô, 20g vỏ bưởi, 20g thảo quyết minh, 11g thổ phục linh, 7g rau má, 3 lát gừng tươi.

Cách làm: Đun các nguyên liệu với 500ml nước, sắc tới khi còn 250ml. Uống bài thuốc từ trái nhàu hàng ngày, trước bữa ăn và theo dõi sự cải thiện của bệnh.

3. Bài thuốc trị nhức mỏi, đau lưng từ trái nhàu

Thành phần: 1kg quả nhàu non, 2 lít rượu trắng 40 độ.

Cách làm: Rửa sạch quả nhàu, ngâm vào rượu trong vòng 3 tháng. Mỗi ngày uống từ 30ml đến 50ml rượu nhàu để giảm đau khớp, nhức mỏi cơ và tê bại.

4. Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt từ trái nhàu

Thành phần: 20g quả nhàu khô, 12g hương phụ, 20g ích mẫu, 6g cam thảo dây.

Cách làm: Đun thang thuốc với 750ml nước, sắc lấy nước thuốc. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

5. Bài thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ từ trái nhàu

Thành phần: 3-5 quả nhàu tươi.

Cách làm: Rửa sạch trái nhàu, đun sôi với 500ml nước cho đến khi còn lại 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc từ trái nhàu liên tục từ 1-3 ngày. Nếu bệnh nặng hơn, ngưng sử dụng và đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

6. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ trái nhàu

Thành phần: Một ít quả nhàu non, thái mỏng và sấy khô, 300g nhàu non, 2 lít rượu (30-40°).

bài thuốc từ trái nhàu 3
Ngâm trái nhàu với rượu có thể giúp nam giới phục hồi sức khỏe rất tốt

Cách làm: Trái nhàu rửa sạch, cắt rồi, sau đó cho ngâm với rượu trong 2 tuần. Uống 30-40ml một lần và hai lần mỗi ngày để giảm đau nhức xương khớp.

7. Bài thuốc trị vết thương bầm tím, bong gân, tự huyết từ trái nhàu

Thành phần: 3 – 5 trái nhàu chín.

Cách làm: Cắt đôi quả nhàu và thoa lên vết bầm hoặc bỏ hột và giã nát, đắp lên vết thương, băng lại. Thay băng thuốc 2 lần mỗi ngày.

8. Bài thuốc căng thẳng, stress từ trái nhàu

Thành phần: 3 -5 trái nhàu tươi.

Cách làm: Rửa sạch quả, cắt đôi rồi ép lấy nước. Sử dụng bài thuốc từ trái nhàu mỗi có cảm giác căng thẳng hoặc khi bụng đói.

Liều lượng sử dụng trái nhàu phù hợp, tránh tác dụng phụ

Hướng dẫn sử dụng liệu lượng bài thuốc từ trái nhàu theo từng đối tượng:

  • Người trẻ và khỏe mạnh: Liều lượng phù hợp: 30ml/ngày
  • Người mới phẫu thuật hoặc đang bị chấn thương: Ngày đầu tiên: 180 – 240ml/ngày và ngày tiếp theo: 90 – 120ml/ngày
  • Người cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe: Liều lượng phù hợp: 60ml/ngày, chia thành 2 lần uống vào sáng và tối
  • Người dùng nước ép nhàu để trị bệnh: Tháng đầu tiên: 160ml/ngày và những ngày sau đó: Tùy chỉnh liều lượng phù hợp
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc ung thư: Liều lượng phù hợp: 180 – 240ml/ngày
  • Người mắc bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng: Liều lượng phù hợp: 480 – 600ml/ngày
bài thuốc từ trái nhàu 4
Nếu bạn uống quá liều lượng khuyến cáo rất có thể sẽ gây đến một số tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe

Những liều lượng này đều đã các chuyên gia y tế nghiên cứu và đưa khuyến cáo để tối ưu hóa hiệu quả việc và đảm bảo an toàn khi sử dụng trái nhàu. 

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ trái nhàu

bài thuốc từ trái nhàu 5
Bài thuốc từ trái nhàu rất tốt và hiệu quả nhưng không phải ai cũng phù hợp

Bên cạnh cách sử dụng,mọi người cần biết lưu ý trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ trái nhàu để đảm bảo an toàn sức khỏe, như:

  • Không dùng cho người có huyết áp thấp: Bài thuốc từ trái nhàu có thể gây hạ huyết áp, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ áp.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai: Nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết, không an toàn cho thai kỳ.
  • Thận trọng với bệnh nhân viêm thận: Cần cân nhắc khi dùng nước ép nhàu và các bài thuốc chứa nhàu.
  • Người có vấn đề về gan thận: Phải cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả quả nhàu, để tránh gây thêm gánh nặng cho gan và thận.
  • Không lạm dụng: Sử dụng bài thuốc từ trái nhàu đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trường hợp dị ứng: Người bị dị ứng với các thành phần hoạt chất trong quả nhàu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm:

Các bài thuốc từ trái nhàu theo Y học cổ truyền mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, với những đối tượng mắc các bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, đái tháo đường, xuất huyết đại tràng… muốn sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi.


zalo imgBack To Top