Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hen suyễn sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Hạn chế được vấn đề bệnh phát triển nặng và trở nên khó điều trị hơn. Hen suyễn là một trong những bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở nước ta và rất dễ biến chứng mãn tính. Vì vậy, tìm hiểu các triệu chứng bệnh hen suyễn là điều được rất nhiều người quan tâm.
Xem Nhanh
1. Bệnh hen suyễn là như thế nào?
Bệnh hen suyễn hay bệnh viêm phế quản là một bệnh của đường hô hấp do niêm mạc trong ống phế quản xuất hiện tình trạng viêm xuất tiết, phù nề và co thắt cơ trơn phế quản (cơ Reissessen) khiến cho ống thở bị chèn hẹn lại làm cản trở sự trao đổi không khí của phế quản và tạo ra cơn hen.
Bệnh hen suyễn hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát tình hình của bệnh mà thôi. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể bị phát hen suyễn trong tương lai nếu có các yếu tố ảnh hưởng tác động như thời tiết, sức đề kháng giảm… Để bệnh không phát triển xấu, cần chú ý các dấu hiệu bệnh hen suyễn để phát hiện thăm khám và điều trị bệnh sớm.
2. Dấu hiệu bệnh hen suyễn
Mỗi người có thể trải qua các dấu hiệu bệnh hen suyễn khác nhau, dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác như giãn phế quản, lao, COPD… Cơn hen suyễn có thể xuất hiện không thường xuyên, chỉ vào những thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên. Sau khi cơn hen qua đi, bệnh nhân thường trở lại bình thường.
Các dấu hiệu bệnh hen suyễn chủ yếu là:
- Khó thở chậm, có tiếng cò cử, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, khó thở, nặng hơn có thể phải ngồi chống tay, há miệng thở.
- Khó thở giảm dần và ho khạc đờm trong, dính quánh khi gần hết cơn.
- Ho nhiều, đặc biệt vào ban đêm và gần sáng.
- Ho sau khi lao động mạnh, làm việc nặng, gắng sức, tập thể dục.
- Ho khi thời tiết thay đổi hoặc gặp chất gây dị ứng.
- Cơn khò khè xuất hiện nhiều lần.
- Cảm lạnh kéo dài.
- Triệu chứng cải thiện khi uống thuốc giãn phế quản.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm rõ một số dấu hiệu bệnh hen suyễn khi trở nặng gồm:
- Triệu chứng lặp lại thường xuyên, khó chịu hơn.
- Tăng khó thở, đo được bằng máy đo lưu lượng đỉnh.
- Cần sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên hơn.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia y tế, hen suyễn có thể xuất hiện hoặc tái phát do trong một số yếu tố:
- Do gắng sức khi tập thể dục, thể thao, nặng hơn khi không khí lạnh và khô.
- Do chất kích thích tại nơi làm việc như khí, bụi, hóa chất.
- Do dị ứng với các chất trong không khí như phấn hoa, chất thải của gián, bào tử nấm mốc, lông thú cưng.
Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu trong gia đình có người có tiểu sử mắc bệnh.
3. Nguyên nhân bị hen suyễn
Bệnh hen suyễn không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ bị hen suyễn, con cái có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặc dù nguyên nhân cụ thể chưa được xác định, nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng một số gen trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh hen. Người có cơ địa dị ứng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, những nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn chủ yếu hiện nay là:
- Tác động từ virus và vi khuẩn gây bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang.
- Tiền sử gia đình có người mắc chứng hen suyễn.
- Dị ứng các tác nhân như nước hoa, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn…
- Môi trường ô nhiễm chứa hóa chất độc hại.
- Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm.
- Cảm xúc mạnh như lo lắng, căng thẳng, sốc tâm lý.
- Hoạt động gắng sức như tập luyện thể thao mạnh, lao động nặng.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
- Thời tiết chuyển mùa, khí hậu khô hanh.
- Dị ứng chất bảo quản thực phẩm như sulfites trong tôm, dưa chua, bia, rượu, trái cây khô, nước chanh đóng chai.
4. Hen suyễn có nguy hiểm không?
Mặc dù có thể khám chữa, kiểm soát điều trị nhưng hen suyễn vẫn là một bệnh có biến chứng nguy hiểm cao tới sức khỏe con người. Khi cơn hen xảy ra, đường phế quản co thắt, gây khó khăn cho việc thở và giảm lượng không khí vào phổi, dẫn đến thiếu oxy và gây khó thở, khò khè.
Đối với trẻ nhỏ mắc hen suyễn, phản ứng với thuốc thường tốt hơn nhưng bệnh có thể tái phát khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc tiếp xúc với dị nguyên. Tiếp xúc với tác nhân kích thích có thể gây hen cấp tính, làm niêm mạc đường thở sưng viêm, co thắt phế quản và tiết dịch nhầy, thu hẹp đường thở. Hen phế quản nếu không được điều trị hoặc cấp cứu kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính, suy hô hấp và thậm chí dẫn đến ngừng thở rồi tử vong.
Sau điều trị, nếu bệnh nhân tiếp tục khó thở, các dấu hiệu bệnh hen suyễn không giảm, cần liên hệ ngay với dịch vụ cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
5. Cách điều trị hen suyễn hiệu quả
Khi đã phát bản thân hoặc người nhà xuất hiện các dấu hiệu bệnh hen suyễn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm và thực hiện điều trị hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ. Hiện có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả. Bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị chi tiết bao gồm các loại thuốc và phương pháp phù hợp cho bạn.
5.1. Thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản giúp nới lỏng các cơ quanh phế quản, giảm co thắt. Có thể dùng dưới dạng máy phun sương hoặc ống hít. Các loại phổ biến gồm thuốc chủ vận beta để tác dụng kéo dài (Ciclesonide, formoterol, salmeterol), thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (nhanh giảm khó thở), thuốc kháng cholinergic (ipratropium, tiotropium) và theophyllin.
5.2. Ống hít kết hợp
Thiết bị này kết hợp corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta để điều trị và kiểm soát cơn hen kéo dài.
5.3. Corticosteroid dạng hít
Dùng hàng ngày để ngăn ngừa và giảm viêm đường thở, cải thiện các dấu hiệu bệnh hen suyễn và giúp kiểm soát bệnh lâu dài. Các loại thông dụng bao gồm Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone.
5.4. Thuốc kháng leukotriene
Dùng mỗi ngày một lần để ngăn chặn leukotrienes, đây là yếu tố gây ra cơn hen của bệnh. Các loại phổ biến bao gồm Montelukast và Zafirlukast.
5.5. Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
Sử dụng khi lên cơn hen cấp tính để giảm sưng và viêm, hai dấu hiệu bệnh hen suyễn đặc trưng. Dùng steroid đường uống trong thời gian ngắn (5-14 ngày) hoặc tiêm tĩnh mạch trong bệnh viện.
5.6. Thuốc sinh học
Dành cho hen suyễn nặng không đáp ứng thuốc thông thường. Ví dụ như Omalizumab, tiêm mỗi 2-4 tuần, giúp ngăn chặn các tế bào miễn dịch gây viêm.
5.7. Thuốc kiểm soát hen lâu dài
Dùng hàng ngày để giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bao gồm thuốc chống viêm, kháng cholinergic, giãn phế quản tác dụng kéo dài và sinh học.
5.8. Liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt
Sử dụng điện cực làm nóng sóng khí trong phổi, giảm kích thước cơ và ngăn co thắt. Dành cho hen suyễn nặng, chưa phổ biến rộng rãi.
Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh hen suyễn sẽ giúp bệnh nhân và gia đình xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần theo dõi và điều trị tích cực để ngăn ngừa biến chứng, đảm bảo duy trì sức khỏe và cải thiện cuộc sống hàng ngày.