Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Người mắc bệnh đái tháo đường thường phải chịu rất nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm liên quan tới cơ thể như mắt, thận, tim mạch… kéo theo nguy cơ tử vong rất cao khi bệnh chuyển biến nặng. Vậy chúng ta cần làm gì để ngừa những biến chứng nguy hiểm này?
Xem Nhanh
Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thuộc nhóm những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, liên quan mật thiết đến nguy cơ phát triển các bệnh lý thận, mắt, thần kinh, tim mạch, và tăng nguy cơ tử vong. Đái tháo đường thường biến chứng một cách thầm lặng.
Khi có biểu hiện ra ngoài, bệnh thường đã tiến triển đến giai đoạn nặng và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm:
- Mạch máu
Tăng glucose máu kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu. Tổn thương mạch lớn có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch tứ chi, và tắc mạch gây hoại tử chi.
Tổn thương mạch nhỏ có thể gây rối loạn chức năng của thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên, dẫn đến suy thận mãn, mù lòa, dị cảm ở chi dưới.
- Hô hấp
Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phổi và viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
- Tiêu hóa
Có thể bị viêm quanh nướu, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
- Và
Ngứa, mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng, u màu vàng ngứa ở gan bàn chân, bàn tay, mông, viêm mủ da.
- Bệnh Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.
Vậy đối với sản phụ, bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Một số biến chứng nguy hiểm cho sản phụ có thể gặp nếu bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
- Sản phụ
Tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, dư protein trong nước tiểu, sưng chân. Có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp và tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 khi về già.
- Thai nhi
Nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi, nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 về sau. Nếu không được điều trị đúng cách trong thời gian mang thai, thai nhi có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.
Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không là nỗi lo của rất nhiều bệnh nhân khi bắt đầu gặp phải các triệu chứng của bệnh. Vậy những biểu hiện của bệnh đái tháo đường là gì?
Biểu hiện của bệnh đái tháo đường
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đái tháo đường giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, bệnh lý võng mạc dẫn đến mù, tai biến mạch máu não, suy thận, đoạn chi do bệnh mạch máu ngoại vi và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường bao gồm:
- Khát nước và uống nước nhiều
Triệu chứng đầu tiên là cảm thấy khát nước hơn bình thường, cần phân biệt với tình trạng khát do mất nước.
- Cơ thể yếu kém, mệt mỏi thường xuyên
Thiếu insulin làm lượng glucose không chuyển hóa thành năng lượng, gây mệt mỏi và suy nhược. Biểu hiện này cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người lo lắng bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không.
- Ăn nhiều nhưng sụt cân
Do glucose không được sử dụng để tạo năng lượng, cơ thể chuyển sang sử dụng chất béo, dẫn đến ăn nhiều nhưng vẫn gầy sút cân nhanh.
- Đi tiểu nhiều và tăng lượng nước tiểu
Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường mà không có triệu chứng như tiểu gắt buốt có thể là dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường.
- Giảm tầm nhìn
Thị lực mờ nhạt, hình ảnh nhòa có thể là do ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến mạch máu võng mạc.
- Xuất hiện vết thâm nám
Da xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu, đặc biệt ở các vùng có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
- Viêm nướu
Hệ thống miễn dịch suy yếu do đái tháo đường làm lợi dễ bị viêm, nấm và nhiễm trùng.
- Vết thương lâu lành
Hệ thống miễn dịch và mạch máu bị tổn thương khiến các vết thương ngoài da khó lành và dễ nhiễm trùng.
- Tê, ngứa đầu chi
Cảm giác tê ngứa, nóng rát ở tay chân, đặc biệt là ngón tay và ngón chân, do tổn thương các dây thần kinh.
Hiểu rõ những biểu hiện của bệnh đái tháo đường sẽ giúp ta dễ dàng kiểm soát tình trạng bệnh hơn. Từ đó xóa bỏ nỗi lo lắng bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không.
Bệnh đái tháo đường ăn kiêng cũng thể nguy hiểm
Bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy vậy, việc ăn kiêng khi bị bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?
Thực tế, việc ăn kiêng sai cách cũng có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những lý do vì sao ăn kiêng không đúng cách lại nguy hiểm cho người bị đái tháo đường:
-
Hạ đường huyết quá thấp
Ăn kiêng quá mức hoặc bỏ bữa có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống quá thấp, gây ra tình trạng hạ đường huyết (<4,0%) Điều này có thể dẫn đến triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, thậm chí ngất xỉu hoặc co giật.
-
Thiếu chất dinh dưỡng
Một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh. Sự thiếu hụt này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, gây ra các vấn đề về da, tóc, móng và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.
-
Mất cân bằng điện giải
Khi ăn kiêng không hợp lý, cơ thể có thể mất cân bằng điện giải, gây ra các triệu chứng như chuột rút, rối loạn nhịp tim và suy giảm chức năng thận.
-
Giảm khối lượng cơ bắp
Ăn kiêng quá mức mà không duy trì đủ lượng protein có thể dẫn đến mất khối lượng cơ bắp. Điều này làm giảm khả năng chuyển hóa của cơ thể, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.
-
Ảnh hưởng đến tinh thần
Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng và lo lắng, ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Lời khuyên: Mặc dù mọi người đều hiểu bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không nhưng không nên vì thế mà kiêng cữ quá mức khiến ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe bản thân. Để kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Khi đã hiểu được bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không, chúng ta cũng cần biết cách làm sao để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể thực hiện một số cách như:
1. Hiểu biết về bệnh tiểu đường
Nắm vững kiến thức về tiểu đường và cách chăm sóc bệnh là rất quan trọng. Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế và tham khảo thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.
2. Duy trì thói quen lành mạnh
Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống cùng hoạt động thể chất lành mạnh mỗi ngày.
3. Tái khám thường xuyên
Người bệnh cần tái khám ít nhất 4 lần mỗi năm và chủ động theo dõi đường huyết đều đặn, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tái khám đều đặn sẽ giúp bạn tránh được nỗi lo bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không.
4. Kiểm tra tổng quát sức khỏe
Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn kiểm tra mắt, chức năng thận, tổn thương thần kinh, bệnh tim, và chăm sóc bàn chân để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.
5. Không hút thuốc lá
Việc tránh sử dụng thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
6. Hạn chế sử dụng chất béo
Hạn chế chất béo bão hòa từ động vật, chất béo chuyển hóa, đồ ăn mặn, và rượu bia để kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ.
7. Bảo vệ thân thể
Bảo vệ chân bằng cách rửa hàng ngày với nước ấm, không ngâm lâu, dưỡng ẩm bằng kem không mùi, mang tất và giày mềm, không đi chân đất. Cắt móng chân cẩn thận để tránh trầy xước.
8. Thư giãn
Thư giãn, ngủ đủ giấc, và giữ tinh thần lạc quan để sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Thải độc đại tràng có gây hại cho đường ruột không?
Bệnh đái tháo đường sẽ rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát tình trạng đường huyết cẩn thận. Người bệnh cần hiểu rõ về bệnh, cách chăm sóc, chế độ ăn, và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hy vọng những chia sẻ về chủ đề “bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?” đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến bổ ích.