Thực phẩm giàu vitamin B12 rất quan trọng trong cuộc sống


Theo thống kê, có đến 26% dân số thế giới đang gặp tình trạng thiếu vitamin B12 từ nhẹ đến trung bình. Thiếu vitamin B12 gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B12 để bổ sung lượng mà cơ thể cần. 

 

26% dân số thế giới đang thiếu vitamin B12 thể nhẹ, nhất là tại các nước đang phát triển

 

Công dụng của vitamin B12

Vitamin B12 có tên gọi khác là Cobalamin. Cobalamin có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tổng hợp nhiều thành phần sống còn của cơ thể.

Sản xuất tế bào hồng cầu

Hồng cầu là thành phần chủ yếu của máu, đóng vai trò vận chuyển oxi đến các cơ quan trong khắp cơ thể. Vitamin B12 giúp hình thành bộ khung để hồng cầu có hình dạng nhỏ và dẹp. Thiếu vitamin B12 dẫn đến hồng cầu to tròn, khó đi qua các mạch máu nhỏ, dẫn đến tắc mạch và thiếu máu.

Hiện tượng này xảy ra ở các vị trí nhạy cảm như mạch máu não hoặc tim có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ở những vị trí ít quan trọng hơn dẫn đến tê bì, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Tăng cường sự phát triển ở thai nhi 

Cobalamin giúp ích cho sự phát triển của não và hệ thần kinh ở thai nhi. Nó cũng quan trọng trong việc tổng hợp bộ gen của quá trình nhân bản tế bào.

Thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng các nguy cơ dị tật bẩm sinh như các dị tật ống thần kinh. Tỷ lệ dị tật khi thiếu vitamin B12 có thể gấp 5 lần so với bình thường.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin B12 từ người mẹ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Nồng độ hoocmon homocysteine trong máu cao có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng. Đây là một bệnh về thị giác dẫn đến giảm tầm nhìn vùng trung tâm, nhìn mờ, biến dạng, méo mó.

Bổ sung vitamin B12 có thể làm giảm nồng độ homocysteine, từ đó giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu trên 5000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đã chứng minh nhận định này.

Ngoài  ra, nồng độ homocystein cao cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch. Vì vậy bổ sung cobalamin cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.

 

Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B12 giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt do tuổi già

 

Cải thiện tâm trạng

Cobalamin giúp tăng sản sinh serotonin – một hoocmon điều chỉnh tâm trạng gây hưng phấn. Thiếu serotonin dẫn đến tâm trạng u buồn, chán nản, nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh về tâm lý như trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân trầm cảm đang điều trị bằng thuốc, sử dụng thêm vitamin B12 giúp tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm hơn so với chỉ dùng thuốc đơn thuần. Tuy nhiên vitamin B12 chỉ có tác dụng cải thiện ở bệnh nhân trầm cảm, không làm tăng hưng phấn ở người bình thường.

Chăm sóc da

Nồng độ vitamin B12 thấp có thể gây ra nhiều triệu chứng da liễu. Da có thể tăng hoặc giảm sắc tố (bệnh bạch biến) dẫn đến da loang lổ không đều màu. Ngoài ra, tóc và móng cũng có thể bị biến đổi dẫn đến thay đổi màu tóc và màu móng.

Ngăn ngừa loãng xương

Một nghiên cứu trên 2500 người trưởng thành cho thấy thiếu vitamin B12 có thể làm giảm mật độ xương. Điều này là do cobalamin giúp tăng hấp thu canxi. Vì vậy thay vì bổ sung canxi để xương chắc khỏe, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin B12 kết hợp canxi như VITRUE Vitamin.

Những thực phẩm giàu vitamin B12

Theo thống kê, trên thế giới có đến 24% người dân thiếu vitamin B12 thể nhẹ. Tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển.

Gan động vật

Nội tạng động vật là nguồn bổ sung vitamin và dinh dưỡng rất dồi dào. Đặc biệt khi được hấp thu dư thừa, vitamin B12 sẽ dự trữ trong gan. Chất này không bị mất đi trong quá trình chế biến và bảo quản. Trong số đó, gan cừu là nguồn dự trữ cobalamin lớn nhất. Kế đến là gan lợn và bò.

Ngoài cobalamin, gan còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác như selen, kẽm, vitamin A, E, vitamin B2, sắt,…

 

Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm gan động vật, cá hồi, ngao sò,…

 

Ngao sò

Ngao sò ốc hến và các loài nhuyễn thể có vỏ cứng khác là nguồn cung cấp vitamin B12 rất hiệu quả. Chúng còn chứa nhiều protein và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Cá hồi

Cá hồi nổi tiếng là loại hải sản giàu dinh dưỡng. Hầu như tất cả các loại vitamin thiết yếu đều được tìm thấy một lượng lớn trong cá hồi. Mỗi khẩu phần cá hồi 100g cung cấp đến 120% hàm lượng vitamin B12 cơ thể cần mỗi ngày. Đây còn là loại thực phẩm rất giàu acid béo và omega 3.

Ngoài ra, cá mòi cũng là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin B12 cao. 100g cá mòi chứa tới 370% lượng vitamin B12 cơ thể cần mỗi ngày.

Thịt bò

Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu vitamin B12. Theo ước tính, 100 gam thịt bò có thể cung cấp khoảng 240% lượng vitamin B12 cơ thể cần hàng ngày. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp thêm các vitamin khác như vitamin B2, B3, B6, kẽm và selen.

Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 có thể đào thải qua nước tiểu, vì vậy quá liều dạng nhẹ hoàn toàn không ảnh hưởng đến cơ thể. Trường hợp bạn sử dụng B12 liều cao để điều trị thiếu hụt, tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.

 

Bổ sung vitamin B12 thông qua các viên uống vitamin tổng hợp

 

Có một số thuốc mà khi dùng cùng có thể làm giảm hấp thu vitamin B12. Trong đó có metformin dùng để điều trị tiểu đường, omeprazol, lansoprazol để giảm acid dạ dày và colchicin để điều trị các cơn gout. Bệnh nhân đang dùng 2 loại thuốc này cần lưu ý bổ sung vitamin B12 đều đặn.

Dùng B12 kèm vitamin C có thể dẫn đến giảm lượng B12 có sẵn trong cơ thể. Bạn nên sử dụng chúng cách xa nhau ít nhất là 2 giờ.

Ngoài sử dụng thực phẩm chứa B12, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các thực phẩm bổ sung như VITRUE Vitamin. Đây là phương pháp cung cấp vitamin một cách toàn diện, nhanh chóng, tiện lợi và rất hiệu quả.

Trên đây là công dụng và một số thực phẩm giàu vitamin B12. Mỗi vitamin đều có những ý nghĩa riêng đối với cuộc sống, vì vậy đừng chỉ chú tâm đến một loại. Hãy có chế độ ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. 


Back To Top