Mất ngủ và các phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả nhất


Mất ngủ là tình trạng phổ biến nhiều người đang gặp phải, không chỉ gây mệt mỏi, suy nhược mà còn kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, tác hại đến các phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả là điều quan trọng để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. 

1. Chứng mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, thức dậy sớm và không thể ngủ lại, dẫn đến giấc ngủ không đủ chất lượng và thời gian. Người bị mất ngủ cũng thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. 

Mất ngủ được chia thành hai dạng thức chính:

  • Mất ngủ cấp tính: mất ngủ không thường xuyên, kéo dài không quá 1 tháng
  • Mất ngủ mãn tính: mất ngủ thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài từ 1 tháng trở lên. 
chứng mất ngủ là gì
Mất ngủ là tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc

2. Nguyên nhân mất ngủ 

2.1. Nguyên nhân sinh lý 

  • Rối loạn nội tiết: hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Mất cân bằng hormone ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh hoặc cường giáp thường gây ra khó ngủ. 
  • Bệnh lý mãn tính: các bệnh tiểu đường, tim mạch, viêm khớp,…gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. 
  • Rối loạn giấc ngủ: các rối loạn như ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học làm giảm chất lượng và thời lượng giấc ngủ.

2.2. Nguyên nhân tâm lý 

  • Stress và lo âu: những căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống hoặc các vấn đề về sức khỏe tinh thần, biến cố căng thẳng khiến bạn khó thư giãn và đi vào giấc ngủ. 
  • Rối loạn tâm thần: các rối loạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn stress sau sang chấn gây chứng bệnh mất ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc. 
Nguyên nhân mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ đến từ căng thẳng, áp lực trong công việc

2.3. Nguyên nhân đến từ thói quen và lối sống 

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: sử dụng trà, cafein, rượu hoặc các chất kích thích gần giờ đi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra thì việc ăn quá no vào buổi tối cũng gây ra cảm giác khó chịu, chướng bụng, đầy hơi làm bạn không ngủ được. 
  • Thói quen ngủ không đều đặn: việc không duy trì “đồng hồ sinh học” của cơ thể cũng là lý do mất ngủ. Chẳng hạn như việc di chuyển nhiều giờ trên máy bay, làm việc quá muộn, quá sớm hoặc thay đổi thường xuyên. 
  • Thiếu hoạt động thể chất: Lười vận động có thể dẫn đến không đủ tiêu hao năng lượng, gây ra tình trạng bồn chồn và khó ngủ vào ban đêm.

2.4. Nguyên nhân môi trường 

  • Điều kiện ngủ không thuận lợi: Tiếng ồn từ môi trường xung quanh, ánh sáng mạnh, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, giường và gối không thoải mái đều có thể cản trở khả năng duy trì giấc ngủ.
  • Công nghệ và thiết bị điện tử: Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ như điện thoại di động, máy tính bảng hoặc xem TV có thể kích thích não bộ và ức chế sản xuất melatonin, hormone điều hòa giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đặc biệt có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. 
Nguyên nhân mất ngủ
Sử dụng thiết bị điện tử gây cản trở giấc ngủ

3. Tác hại của mất ngủ ảnh hưởng như thế nào?

Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tỉnh táo và hiệu suất làm việc trong ngày mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống:

  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung: não bộ không được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và ghi nhớ thông tin, gây đãng trí, hay quên, mất tập trung. 
  • Dễ cáu gắt, thay đổi tính tình: tình trạng mất ngủ kéo dài kéo theo tâm trạng tiêu cực, dễ cáu gắt, dễ kích động, nổi cáu với các vấn đề nhỏ nhặt. 
  • Gia tăng căng thẳng và lo âu: Mất ngủ làm tăng mức độ cortisol, hormone gây căng thẳng, khiến người bệnh dễ bị lo âu và căng thẳng. Tình trạng này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn, khi lo âu làm tăng mất ngủ và ngược lại.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: mất ngủ có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố, khiến người bệnh dễ bị rối loạn lo âu, dẫn đến trầm cảm. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính: Thiếu ngủ liên tục làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch và cao huyết áp. Giấc ngủ không đủ thời gian và chất lượng làm tăng mức đường huyết và huyết áp, góp phần vào sự phát triển của các bệnh này.
Tác hại của mất ngủ
Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: thiếu ngủ, mất ngủ gây rối loạn hormone kích thích rụng trứng ở nữ giới và làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng ở nam giới. Từ đó dẫn đến nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ. 
  • Gây tăng cân: khi bạn thường xuyên bị mất ngủ, cơ thể sẽ giải phóng hormone làm tăng cảm giác thèm ăn, kích thích bạn dung nạp nhiều loại thực phẩm. Từ đó dẫn đến mất kiểm soát cân nặng, tăng cân, béo phì. 
  • Ảnh hưởng đến làn da: tác hại của mất ngủ khiến cơ thể giải phóng hormone cortisol, phá vỡ liên kết collagen và là nguyên nhân dẫn đến nếp nhăn, đốm nâu, quầng thâm mắt, khô sạm da,…
  • Giảm hiệu suất làm việc: Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và học tập. Người mất ngủ dễ mắc sai lầm, quyết định sai lầm và hiệu quả công việc giảm sút.
  • Tăng nguy cơ tai nạn: Sự thiếu tỉnh táo do mất ngủ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và tai nạn giao thông. Những người lái xe hoặc vận hành máy móc khi bị mất ngủ có nguy cơ cao gây ra tai nạn nghiêm trọng.
tác hại của mất ngủ
Thiếu ngủ, mệt mỏi gây nguy hiểm khi lái xe

4. Các phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả 

4.1. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì vậy cách trị mất ngủ hiệu quả là bạn nên duy trì thói quen ngủ sớm, có thể dành thời gian thư giãn, nghe nhạc nhẹ, ngâm chân nước ấm,…để giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng, lo âu, giúp bạn dễ ngủ hơn. Không ăn quá no vào buổi tối, không dùng caffeine, nicotine, đồ uống có cồn,…Bên cạnh đó, hãy luôn tránh xa các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính sẽ kích thích não bộ và cản trở việc sản xuất melanin gây buồn ngủ. 

4.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một trong những cách chữa mất ngủ hiệu quả đó là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên tăng cường các loại thực phẩm bổ sung vitamin B như cá hồi, hạnh nhân, hạt óc chó,…Mặt khác, nên hạn chế rượu bia, đồ uống có chứa caffeine, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện giấc ngủ
Ăn uống khoa học, tăng cường thực phẩm tốt cho sức khỏe

4.3. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên 

Mùi hương từ các loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu hoa hồng, hoa nhài, lavender,…giúp bạn cảm thấy thoải mái, giúp làm dịu tinh thần và giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể xông tinh dầu, dùng tinh dầu để massage cơ thể hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm trước khi ngủ cũng là gợi ý lý tưởng. 

phương pháp chữa mất ngủ bằng cách sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Cách chữa bệnh mất ngủ bằng là sử dụng tinh dầu thiên nhiên

4.4. Dùng trà thảo mộc và dưỡng chất thiên nhiên 

Một số loại trà thảo mộc được biết đến với công dụng an thần, chữa mất ngủ như trà hoa cúc, trà tâm sen, trà gừng, lạc tiên,…Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các dưỡng chất thiên nhiên như chiết xuất bạch quả (ginkgo biloba), việt quất sẽ giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ, nuôi dưỡng não bộ, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

chữa mất ngủ bằng cách sử dụng trà thảo mộc và dưỡng chất thiên nhiên
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, ngủ ngon

4.5. Rèn luyện thể chất 

Vận động, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn có thể chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, đạp xe,…Tránh tập luyện quá sức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. 

Tập luyện thể dục thể thao giúp bạn dễ ngủ hơn
Tập luyện thể dục thể thao giúp bạn dễ ngủ hơn

5. Tinh chất cần tây VITRUE CELERY hỗ trợ mất ngủ

Ngoài những cách chữa mất ngủ kể trên thì nhiều người cũng tìm đến các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ. Trong đó, tinh chất cần tây Vitrue Celery với chiết xuất từ cần tây cô đặc có công dụng cải thiện chất lượng chất lượng giấc ngủ cũng được rất nhiều người lựa chọn. 

Tinh chất cần tây Vitrue Celery hỗ trợ giấc ngủ
Tinh chất cần tây Vitrue Celery cải thiện chất lượng giấc ngủ

Tinh chất cần tây Vitrue Celery chứa hàm lượng lớn Apigenin và chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do, bảo vệ tế bào não bộ, làm dịu căng thẳng thần kinh. Đồng thời điều hòa huyết áp, tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, đảm bảo sự lưu thông trơn tru của dòng máu. Từ đó giúp cải thiện giấc ngủ sức khỏe não bộ, bạn sẽ ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. 

Tinh chất Vitrue Celery cần tây được sản xuất bằng công nghệ EECV giữ được hoàn toàn dược chất, giúp sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm đóng gói dạng stick tiện lợi, dạng cao lỏng tan trong nước, dễ uống và giảm mùi vị hăng của cần tây. Vì vậy hoàn toàn phù hợp với đa dạng đối tượng người dùng, kể cả trẻ em, trẻ trong độ tuổi trưởng thành cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ để có sự phát triển tốt nhất. 

Như vậy, để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc bạn có thể sử dụng tinh chất cần tây Vitrue Celery kết hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học. Đừng quên tập luyện thể thao và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.


zalo imgBack To Top