Nguyên nhân gây mất ngủ của người đi làm chủ yếu đến từ những áp lực, căng thẳng trong công việc, môi trường làm việc đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe tinh thần. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu những yếu tố chính dẫn đến tình trạng mất ngủ và các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Xem Nhanh
1. Các nguyên nhân gây mất ngủ của người đi làm
1.1 Áp lực, căng thẳng
Người đi làm phải đối mặt với hàng loạt những áp lực gây ra tình trạng mất ngủ, thao thức, ngủ không ngon giấc:
- Áp lực công việc: người đi làm luôn phải đối mặt với deadline và áp lực hoàn thành công việc nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Tình trạng làm ngoài giờ diễn ra thường xuyên nhằm đáp ứng kỳ mục tiêu và kỳ vọng của cấp trên. Đặc biệt là những người vừa đi học, vừa đi làm sẽ gặp nhiều áp lực hơn, nguy cơ bị mất ngủ cao hơn.
- Áp lực về cuộc sống, tương lai: người đi làm luôn lo lắng về cuộc sống, tương lai của mình sẽ tìm được công việc như thế nào, có phát triển bản thân hay không, làm thế nào để thăng tiến và có thu nhập tốt. Mong muốn ổn định cuộc sống và giấc mơ mua nhà của người trẻ luôn là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng suy nghĩ, lo âu, mất ngủ.
- Áp lực đồng trang lứa (pear pressure): việc so sánh bản thân với bạn bè, những người cùng tuổi nhưng có mức thu nhập cao, đạt được nhiều thành tựu và ổn định cuộc sống cũng trở thành áp lực thường trực với người đi làm.
- Áp lực từ gia đình, xã hội: kỳ vọng của cha mẹ, gia đình, xã hội mong muốn con cái có công việc, địa vị đã khiến người trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực, lo sợ thất bại. Không chỉ là nguyên nhân mất ngủ mà còn có thể dẫn đến trầm cảm.
1.2 Sử dụng các thiết bị công nghệ điện tử
Một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh mất ngủ ở người đi làm đó là sử dụng các thiết bị điện tử quá mức. Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, ipad kích thích não bộ và cản trở quá trình sản sinh melatonin, một hormone cần thiết cho giấc ngủ và điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể.
Hơn nữa, xem điện thoại liên tục khiến bạn bị cuốn đi và cảm giác không thể “tắt máy”. Việc quá tải thông tin cũng dẫn đến tình trạng lo âu, mất kiểm soát và khó ngủ.
1.3 Thói quen ăn uống không khoa học
Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Người đi làm thường có thói quen ăn muộn, ăn trước khi đi ngủ gây khó chịu dạ dày, chướng bụng, nằm không thoải mái dẫn đến không thể ngủ được.
1.4 Sử dụng chất kích thích
Thói quen dùng trà sữa, cà phê, nước ngọt hay các loại đồ uống chứa chất kích thích vào buổi chiều và tối sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt là chất nicotine trong thuốc lá cũng là chất kích thích góp phần dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người đi làm.
1.5 Giờ giấc sinh hoạt thất thường
Thức khuya trở thành thói quen điển hình của đa số người trẻ, khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, gây mất cân bằng về thời gian ngủ. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây ra hàng loạt các hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.6 Chất lượng không gian ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ của người đi làm còn đến từ chất lượng không gian ngủ. Không gian nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, giường đệm không sạch, không êm ái đều khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
1.7 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể chứa caffein hoặc các thành phần gây mất ngủ. Ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc tim mạch, huyết áp,…
1.8 Rối loạn sức khỏe tâm thần
Những người đi làm mắc chứng rối loạn lo âu, căng thẳng, suy nghĩ quá mức đều bị ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng liên quan đến tình trạng mất ngủ như bệnh tiểu đường, tim mạch, hen suyễn, viêm khớp, viêm xoang,..Nếu điều trị các bệnh lý này thì sẽ tình trạng mất ngủ sẽ khó thuyên giảm.
2. Thực phẩm trị mất ngủ
Chế độ ăn uống cũng góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là 10 thực phẩm có hiệu quả trị mất ngủ:
- Quả óc chó: chứa melatonin giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức của cơ thể. Đồng thời các thành phần có lợi trong loại quả này như vitamin, khoáng chất, axit béo omega 3 giúp nuôi dưỡng trí não khỏe mạnh, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon.
- Hạt hạnh nhân: mỗi ngày một ít hạt hạnh nhân bạn sẽ thấy các triệu chứng mất ngủ được cải thiện đáng kể. Hạnh nhân cung cấp magie, tryptophan và melatonin mang đến cho bạn giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn, tỉnh táo và thoải mái khi thức dậy.
- Bạch quả (ginkgo biloba): là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại của gốc tự do, tăng tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ, làm giảm chứng trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Kiwi: nhắc đến thực phẩm chữa mất ngủ không thể bỏ qua kiwi. Kiwi cung cấp hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, bổ sung thêm serotonin làm cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.
- Quả anh đào: là thực phẩm trị mất ngủ nhờ chứa hàm lượng melatonin tự nhiên. Bạn có thể dùng trái anh đào tươi hoặc nước ép anh đào đều có công dụng giúp ngủ ngon.
- Rau diếp cá: thường xuyên ăn rau diếp cá giúp thư giãn thần kinh, tinh thần thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Rau cải xoăn: cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin K, A, C, magie, canxi giúp chữa chứng mất ngủ, khó ngủ.
- Cá hồi: hàm lượng omega 3 và vitamin B6 có trong cá hồi rất tốt cho sức khỏe não bộ và hệ thần kinh, giảm triệu chứng mất ngủ.
- Ngũ cốc: bổ sung các loại ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ cung cấp carbohydrate, thúc đẩy quá trình sản sinh serotonin và melatonin, nâng cao chất lượng và thời lượng giấc ngủ.
- Mật ong: chứa insulin có tác dụng thúc đẩy quá trình giải phóng melatonin của não bộ, giảm triệu chứng mất ngủ, tăng chất lượng cho giấc ngủ ngon và ngủ sâu.
3. Chữa mất ngủ bằng đông y
Phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y chia thành hai nhóm chính:
- Chữa mất ngủ bằng thuốc đông y: sử dụng các bài thuốc dân tộc từ thảo mộc, dược liệu tự nhiên giúp tăng cường lưu thông máu, ổn định tâm thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Chữa mất ngủ không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân, xông hơi hoặc tắm thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng trằn trọc, mất ngủ.
Tuỳ thuộc mức độ của người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp điều trị.
4. Bị mất ngủ khám khoa nào?
Với những người bị bệnh mất ngủ nên đến thăm khám tại chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần của các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ, nguyên nhân gây mất ngủ để đưa ra lời khuyên, tư vấn các phương pháp trị mất ngủ hiệu quả.
5. Cách dễ ngủ cho người mất ngủ
5.1 Tạo không gian ngủ thoải mái
Một không gian ngủ thoải mái với nhiệt độ, ánh sáng phù hợp, giường nệm êm ái sẽ mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu. Hãy tắt hết đèn, hoặc chỉ để đèn ngủ, hạ nhiệt độ xuống khoảng 26 – 28 độ C sẽ giúp bạn dễ ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
5.2 Tránh dùng thiết bị điện tử
Việc sử dụng các thiết bị điện tử khiến não bộ bị “thức giấc”. Ánh sáng xanh từ điện thoại, ipad, máy tính cũng ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone điều chỉnh chu trình ngủ và thức của cơ thể. Vì vậy nếu muốn ngủ ngon thì hãy quyết tâm tắt điện thoại khi lên giường ngủ nhé.
5.3 Điều chỉnh tư thế ngủ
Tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bạn ngủ ngon mà còn tránh tình trạng đau mỏi khi thức dậy. Do đó hãy đảm bảo bạn nằm ngủ thoải mái, giữ lưng thẳng, kê đầu không quá cao hoặc quá thấp.
5.4 Nghe nhạc thư giãn
Âm nhạc có thể cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ kinh niên. Tiếng nhạc nhẹ sẽ loại bỏ những suy nghĩ lo âu ra khỏi tâm trí, giảm căng thẳng, áp lực, giúp bạn thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng.
5.5 Sử dụng tinh dầu tự nhiên
Các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, dầu hoa hoa hồng, hoa lavender có tác dụng thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, cải thiện cả về chất lượng và thời gian ngủ.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây mất ngủ của người đi làm cũng như gợi ý nhiều biện pháp khắc phục hiệu quả. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trị mất ngủ thì bạn cũng nên chú ý đến tư thế ngủ đúng, tạo không gian ngủ thoải mái và tránh xa điện thoại, máy tính để có một giấc ngủ ngon nhé!