Cùng với nhịp sống hiện đại hóa, căn bệnh trào ngược dạ dày ( thường gọi là GERD) đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là đối với những người 30 – 50 tuổi. Vậy bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Liệu chúng ta đã có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh tưởng chừng đơn giản này, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xem Nhanh
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý xảy ra khi chức năng của cơ vòng thực quản suy giảm. Thông thường, thức ăn sau khi nuốt sẽ đi xuống dạ dày qua đường thực quản, lúc này, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho thức ăn đi qua và sau đó đóng chặt lại để tránh trào ngược thức ăn, dịch vị dạ dày. Vậy nên khi chức năng cơ vòng suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn, dịch vị dạ dày bị trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản.
Khi GERD đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, nỗi lo “bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?” cũng trở thành thắc mắc của rất nhiều người nhà và bệnh nhân. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Bạn chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Vậy nên việc phát hiện sớm và xác định từng giai đoạn của trào ngược dạ dày là vô cùng quan trọng để tìm kiếm liệu pháp điều trị phù hợp.
4 giai đoạn của trào ngược dạ dày – Bệnh trào ngược dày có nguy hiểm không?
Để trả lời câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không cần tìm hiểu về 4 giai đoạn của trào ngược dạ dày và cách chữa trị phù hợp với từng giai đoạn.
1. Giai đoạn 1 ( trào ngược dạ dày mức độ nhẹ)
Đây là giai đoạn khởi phát của trào ngược dạ dày với các triệu chứng nhẹ như ợ nóng và trào ngược thức ăn, chất lỏng ít hơn 1 lần/ tuần. Bệnh nhân có xuất hiện cảm giác nghẹn ở cổ họng nhưng việc ăn uống vẫn diễn ra bình thường. Giai đoạn 1 thường dẫn đến tình trạng viêm nhẹ ở phần dưới thực quản.
Cách điều trị hiệu quả nhất cho giai đoạn này chủ yếu là thay đổi lối sống. Khi nhận thấy những triệu chứng của trào ngược dạ dày giai đoạn 1, người bệnh nên tránh sử dụng thực phẩm và đồ uống có hại cho dạ dày như cà phê, bia, rượu, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Các bài thể dục nhẹ nhàng và việc tránh dùng đồ ăn trong vòng 3 tiếng trước khi ngủ cũng giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng bệnh. Các bác sĩ cũng có thể cho người bệnh sử dụng thêm 1 số thuốc kháng acid không kê đơn. Ngoài ra, bệnh nhân nên cân nhắc kê cao đầu khi ngủ để giúp ngăn ngừa trào ngược.
Tuân thủ chế độ ăn kiêng (link sang bài trào ngược dạ dày kiêng (hoặc nên) ăn gì) do bác sĩ chuyên khoa xây dựng sẽ giúp điều trị các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của trào ngược dạ dày.
2. Giai đoạn 2 (trào ngược dạ dày mức độ trung bình)
Giai đoạn 2 chiếm 1/3 trên tổng số bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày. Các triệu chứng của giai đoạn này tương tự giai đoạn 1 nhưng xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, khoảng vài lần 1 tuần. Tần suất trào ngược acid tăng lên trong giai đoạn này gây ra tình trạng viêm nghiêm trọng hơn ở phần dưới của thực quản.
Không giống như trào ngược dạ dày giai đoạn 1, ở giai đoạn 2, các triệu chứng không dễ kiểm soát bằng cách tập thể dục hay liệu pháp kháng acid không kê đơn. Vậy nên bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để nhận được sự điều trị kịp thời và hợp lý. Ở giai đoạn này, thông thường người bệnh sẽ được kê đơn thuốc điều trị với 3 thuốc trào ngược dạ dày phổ biến.
Việc duy trì thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng trong điều trị trào ngược dạ dày giai đoạn 2.
3. Giai đoạn 3 (trào ngược dạ dày mức độ nặng)
Một phần quan trọng của câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không” nằm ở 2 giai đoạn cuối của bệnh. Trong giai đoạn 3 của trào ngược dạ dày, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn tương ứng với tình trạng viêm đang gia tăng tại thực quản. Khoảng 15% bệnh nhân trào ngược dạ dày hiện đang ở giai đoạn này với các triệu chứng diễn ra vài lần 1 tuần hoặc thậm chí là hàng ngày.
Ngoài những triệu chứng như ợ nóng và trào ngược thức ăn, chất lỏng tương tự giai đoạn 1 và 2, bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày giai đoạn 3 còn xuất hiện thêm các triệu chứng: đau họng, khàn giọng, ho mãn tính. Thông thường, giai đoạn 3 trào ngược dạ dày rất khó để kiểm soát được bằng thuốc.
Những bệnh nhân thuộc giai đoạn này có nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng và cần được tư vấn, điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, các chuyên gia có thể đề nghị kiểm tra nâng cao như nội soi, đo áp lực nhu động thực quản và kiểm tra pH dạ dày.
4. Giai đoạn 4 – tiền ung thư
Giai đoạn 4 là thời điểm những biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày xuất hiện. Khoảng 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ chuyển sang giai đoạn này nếu tình trạng trào ngược của họ không được điều trị và kiểm soát.
Người mắc trào ngược dạ dày giai đoạn 4 có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, barrett thực quả hoặc thậm chí là ung thư thực quản. Thông thường, biện pháp điều trị đối với giai đoạn này là phẫu thuật hoặc điều trị ung thư nếu như phát hiện ung thư thực quản ở người bệnh.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không” nằm ở từng giai đoạn của bệnh. Mỗi giai đoạn trào ngược dạ dày có mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ VITRUE để nhận được sự tư vấn của chuyên gia nhé.