Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?


Hen suyễn có nguy hiểm không là một nỗi lo lắng của không ít người khi mắc phải căn bệnh mãn tính này. Hen phế quản, hay suyễn, là một bệnh phổ biến nhưng chưa được chú ý đúng mức, dẫn đến tình trạng nặng hơn. Thiếu điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy tim, khó thở nghiêm trọng, và nguy cơ ngưng tim, ngưng thở.

1. Biểu hiện của hen suyễn

Hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.Biểu hiện của hen suyễn thường không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phổi khác như giãn phế quản, lao, COPD… Các cơn hen có thể xuất hiện không thường xuyên, thường bùng phát khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc trong những thời điểm nhất định.

benh-hen-suyen-co-nguy-hiem-khong-1
Biểu hiện của hen suyễn đôi khi không quá rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan

Hen suyễn có nguy hiểm không sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng người bệnh thông qua các biểu hiện của bệnh. Một số biểu hiện báo hiệu hen suyễn gồm hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra, cơn nặng hơn có thể khiến người bệnh phải ngồi chống tay, há miệng thở. Khi gần hết cơn, khó thở giảm dần và ho khạc đờm trong, dính. Các triệu chứng hen suyễn không điển hình khác bao gồm:

  • Ho dai dẳng, tăng vào ban đêm.
  • Khó thở.
  • Tức ngực hoặc cảm giác nặng ngực.
  • Thở khò khè, đặc biệt ở trẻ em.
  • Khó thở gây khó ngủ, kèm theo ho hoặc thở khò khè.
  • Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do nhiễm vi rút đường hô hấp, như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

2. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

“Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” là thắc mắc của rất người khi tìm hiểu về căn bệnh này. 

Hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn, đường dẫn khí trở nên quá mẫn và bị viêm nghiêm trọng. Phản ứng viêm làm niêm mạc sưng, cơ trơn co thắt và tiết nhiều chất nhầy, cản trở không khí vào phổi, gây khó thở và thiếu oxy.

Cơn hen nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng thở và đột tử nếu không được xử trí kịp thời. Hen suyễn là bệnh mạn tính nhưng dễ có cơn hen cấp tính. Bệnh nhân nên tránh các tác nhân kích thích đường thở. Người thân cũng cần biết rõ tình trạng bệnh để hỗ trợ kịp thời khi cơn hen xảy ra.

benh-hen-suyen-co-nguy-hiem-khong-2
Giải đáp thắc mắc “Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?”

Khi hen phế quản kéo dài sẽ gây nhiều tác động tiêu cực tới bản thân người bệnh như:

  • Triệu chứng ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, học tập và sinh hoạt.
  • Co hẹp đường dẫn khí vĩnh viễn, giảm khả năng hô hấp.
  • Phải nhập viện do các cơn hen nặng.
  • Tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc lâu dài.

Nếu sau điều trị, bệnh nhân vẫn gặp khó khăn trong thở hoặc có triệu chứng của cơn hen ác tính như khó thở gia tăng, cơn hen không hết hoặc khó nói, cần liên hệ dịch vụ cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. 

3. Bệnh hen suyễn có lây không?

Hiện nay, bệnh hen suyễn được coi là một bệnh lý hô hấp mãn tính nhưng không lây nhiễm. Nhiều người khi biết rõ được bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, thường lo ngại bệnh hen suyễn có thể lây nhiễm cho người xung quanh, đặc biệt khi sử dụng chung vật dụng hàng ngày. 

benh-hen-suyen-co-nguy-hiem-khong-3
Bên cạnh thắc mắc ‘bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?”, “bệnh hen suyễn có lây không?” cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Trên thực tế, hen suyễn không phải do virus hoặc vi khuẩn gây ra, vì vậy không phải là bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể yên tâm chăm sóc và sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh hen suyễn mà không cần lo lắng về việc lây nhiễm.

Tuy nhiên, hen suyễn lại là bệnh có tính di truyền. Vì vậy, nếu gia đình có người mắc bệnh, các thành viên khác nên theo dõi sức khỏe và kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu cần. Một số yếu tố được cho là tác nhân gây nên hen suyễn của người bệnh là:

  • Di truyền thì người thân trong gia đình ở thế hệ trước.
  • Có tiền sử dị ứng.
  • Tăng cân, béo phì quá độ.
  • Sử dụng thuốc lá, thuốc lào hay thuốc lá điện tử.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
  • Phổi bị các ảnh hưởng bẩm sinh hoặc từ tác nhân bên ngoài như môi trường không khí ô nhiễm, bụi bẩn…

4. Bị hen suyễn khi nào cần khám bác sĩ?

Bệnh hen suyễn không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng lại gây ra nhiều gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Khi bản thân có dấu hiệu hoặc các triệu chứng như có các cơn khò khè, tái đi tái lại nhiều lần, ho nhiều về đêm hoặc sau khi vận động quá sức… người bệnh cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

benh-hen-suyen-co-nguy-hiem-khong-4
Nếu bạn cảm thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh hen suyễn thì nên đi khám càng sớm càng tốt

Đặc biệt, người bệnh cần khám bác sĩ và nhập viện trực tiếp nếu xuất hiện các cơn hen không thể kiểm soát bằng các biện pháp điều trị tại nhà. Các triệu chứng này thường giảm khi dùng thuốc kháng viêm corticoid hoặc thuốc giãn phế quản. Bệnh nhân nên đến bác sĩ để đo hô hấp ký, giúp chẩn đoán và bắt đầu điều trị sớm. Người bệnh khi nắm rõ được “hen suyễn có nguy hiểm không?” thì không nên chủ quan trước những triệu chứng của mình.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh hen.
  • Duy trì chế độ điều trị và tái khám định kỳ để giữ hiệu quả kiểm soát.
  • Nắm rõ biểu hiện của cơn hen cấp và các bước xử trí ban đầu để phòng ngừa diễn biến nghiêm trọng.

Để xác định được, trình trạng hen suyễn có nguy hiểm không, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, bạn hoàn toàn có thể tới khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn.

5. Hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không?

benh-hen-suyen-co-nguy-hiem-khong-5
Nhiều người thường nhầm lẫn không thể phân biệt giữa hen suyễn và hen phế quản

Thắc mắc hen suyễn có nguy hiểm không hay hen phế quản có nguy hiểm không đều giống nhau. Hen suyễn hay hen phế quản đều là hai tên gọi khác nhau của cùng một chứng bệnh về đường hô hấp do tình trạng đường khí quản bị viêm mãn tính dẫn đến tình trạng khó thở, gây cản trở các hoạt động của người bệnh. Người bị hen phế quản cần kiểm cần điều trị thường xuyên và kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình để đảm bảo được chất lượng cuộc sống như mong muốn.

Để giảm ngừa nguy cơ mắc hen phế quản và hiệu quả điều trị bệnh, điều quan trọng là cần thực hiện đúng quy trình khám chữa và phòng ngừa bệnh. Nhìn chung, hen suyễn có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc rất kiểm vào kiểm soát tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vì vậy người bệnh cần chú ý không được chủ quan và tránh tiếp xúc với tác từ môi trường xung quanh để bệnh không trở nặng bất thường.


zalo imgBack To Top